Chuyển giao quyền lực tại Singapore, thay đổi các nhân sự cấp cao

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 13/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống nước này Tharman Shanmugaratnam.

Chuyển giao quyền lực tại Singapore, thay đổi các nhân sự cấp cao- Ảnh 1.

hủ tướng Singapore Lý Hiển Long (trái) và người kế nhiệm Lawrence Wong. Ảnh: STRAITSTIMES

Ngày 13/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống nước này Tharman Shanmugaratnam.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long từ chức

Đồng thời, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết ông và chính phủ của mình sẽ chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 15/5. Đây là thủ tục chính thức trong quá trình chuyển giao lãnh đạo tại Singapore.

Trong thư, ông Lý Hiển Long đã đề cử ông Lawrence Wong - 51 tuổi, Phó Thủ tướng Singapore - thay thế mình làm Thủ tướng từ ngày 15/5, bắt đầu thế hệ lãnh đạo thứ tư của "đảo quốc Sư tử."

Tổng thống Tharman cũng gửi thư đáp lại ông Lý Hiển Long, thông báo sẽ bổ nhiệm ông Lawrence làm tân thủ tướng vào ngày 15/5, đồng thời cảm ơn ông Lý Hiển Long đã phụng sự đất nước suốt 4 thập kỉ, trong đó có 20 năm trên cương vị thủ tướng.

Tổng thống Singapore cho biết thêm, ông Wong có ý định bổ nhiệm ông Lý Hiển Long làm bộ trưởng cấp cao. "Tôi chắc rằng kinh nghiệm cùng lời khuyên của ông sẽ giúp đỡ đội ngũ lãnh đạo mới của khi họ bước sang giai đoạn lịch sử tiếp theo và tạo nên một Singapore thậm chí còn tốt đẹp hơn", ông Tharman viết.

Cải tổ nội các

Ngày 13/5, Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (51 tuổi), người sẽ kế nhiệm Thủ tướng Lý Hiển Long, đã công bố cải tổ Nội các.

Cụ thể, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Gan Kim Yong (65 tuổi) sẽ giữ thêm trọng trách Phó Thủ tướng, đảm nhiệm vai trò quyền Thủ tướng khi Thủ tướng vắng mặt, Chủ tịch Cơ quan Tiền tệ Singapore, đồng thời chịu trách nhiệm về Nhóm Chiến lược trong Văn phòng Thủ tướng.

Phó Thủ tướng đương nhiệm Heng Swee Keat, 63 tuổi, sẽ tiếp tục giữ chức vụ này. Thông báo của ông Lawrence Wong nêu rõ sẽ không có thay đổi lớn nào đối với các vị trí Bộ trưởng và ông sẽ vẫn giữ quyền lãnh đạo Bộ Tài chính.

Phát biểu tại họp báo sau khi công bố cải tổ Nội các, Phó Thủ tướng Lawrence Wong đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tính liên tục và ổn định khi chính phủ hiện nay sắp kết thúc nhiệm kỳ. Do các bộ trưởng đều đang thực hiện trọng trách được giao, nên ông muốn giữ nguyên vị trí lãnh đạo các bộ cho đến đến hết nhiệm kỳ.

Đánh giá về ông Gan Kim Yong, ông Lawrence Wong cho biết mặc dù không hoàn toàn thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 4, nhưng kinh nghiệm của ông Gan Kim Yong về kinh tế quốc tế sẽ giúp Singapore điều hướng trong môi trường toàn cầu đầy cạnh tranh hơn. Cả hai Phó Thủ tướng Gan Kim Yong và ông Heng Swee Keat đều là những bộ trưởng giàu kinh nghiệm và sẽ "giúp đỡ" trong giai đoạn chuyển tiếp này.

Dự kiến ông Lawrence Wong sẽ tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng vào lúc 20h ngày 15/5 (giờ địa phương) tại cung Istana, trở thành Thủ tướng thứ tư của Singapore, chính thức tiếp quản vị trí lãnh đạo từ Thủ tướng Lý Hiển Long.

Tháng trước, ông Lawrence Wong cho biết những thay đổi lớn hơn trong nội các sẽ diễn ra sau cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Singapore (dự kiến vào trước tháng 11/2025)./.

Chân dung tân Thủ tướng Singapore

Hai năm trước, ông Lawrence Wong đã được lựa chọn làm lãnh đạo nhóm thế hệ thứ tư của đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền tại Singapore, mở đường đưa ông trở thành Thủ tướng thế hệ tiếp theo của đất nước.

Ông Wong xuất thân từ gia đình bình dân, có bố làm quản lý bán hàng cho công ty tư nhân và mẹ là giáo viên. Sau khi hoàn thành du học tại Mỹ bằng học bổng của Chính phủ Singapore, ông trở về nước làm việc cho chính phủ từ năm 1997.

Phó Thủ tướng Wong từng làm Giám đốc Cơ quan Thị trường Năng lượng Singapore, sau đó trở thành thư ký riêng cho ông Lý Hiển Long. Năm 2011, ông được bầu vào Quốc hội, rồi được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh giáo dục và quốc phòng.

Ông tái đắc cử nghị sỹ quốc hội trong 2 kỳ tổng tuyển cử năm 2015 và 2020 và từng đảm nhận những vị trí bộ trưởng khác nhau. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, ông được chọn làm đồng Chủ nhiệm Ủy ban ứng phó COVID-19 và ngày càng nhận được sự tín nhiệm rộng rãi của người dân Singapore.

Ông Lý Hiển Long đánh giá ông Lawrence Wong đã sẵn sàng để lãnh đạo Singapore. Giới chuyên gia đánh giá đây là giai đoạn tạo nên cú hích quan trọng đối với sự nghiệp chính trị của ông Wong.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Trước tình hình gần đây trên thị trường xuất hiện các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và việc sử dụng các sản phẩm này có nhiều diễn biến phức tạp. Để kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử (Ảnh minh họa)

Theo Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan theo chức năng chỉ đạo tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Giao Bộ Y tế thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý; Nghiên cứu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu qua cửa khẩu, khu vực địa bàn kiểm soát của hải quan, xác lập các chuyên án đấu tranh đối với các đường dây, ổ nhóm buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo bộ đội biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát ở khu vực biên giới, các đường mòn, lối mở để kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các cấp tăng cường công tác điều tra, nắm tình hình, xác lập các chuyên án, tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng đầu nậu, buôn bán, pha trộn các chất cấm vào dung dịch thuốc lá điện tử để khởi tố, truy tố trước pháp luật.

Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường quản lý thị trường nội địa, thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí truyền thông, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 của các bộ, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các lực lượng chức năng trong việc thực hiện Công điện này của Thủ tướng Chính phủ.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp và lực lượng chức năng trên địa bàn: Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng chưa được phép kinh doanh, sử dụng trên thị trường Việt Nam; Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cho người dân.

* Xem chi tiết Công điện tại đây./.

Thu Huệ

Trung bình (0 Bình chọn)

Nga sẽ áp dụng mô hình giáo dục đại học mới

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Trong cuộc họp ngày 12/5 của Ủy ban Khoa học và Giáo dục Đại học thuộc Duma Quốc gia (Hạ viện), ứng viên cho cương vị Phó Thủ tướng LB Nga, ông Dmitry Chernyshenko cho biết mô hình giáo dục đại học mới, vốn đã được áp dụng ở 6 trường đại học Nga, sẽ được áp dụng ở hơn 1.000 trường đại học từ năm 2026.

Nga sẽ áp dụng mô hình giáo dục đại học mới- Ảnh 1.

Mô hình giáo dục đại học mới, đã áp dụng ở 6 trường đại học Nga, sẽ được áp dụng ở hơn 1.000 trường đại học từ năm 2026

Ông Chernyshenko thông báo: "Các ngài và tôi đang hợp tác cùng nhau, theo sắc lệnh của Tổng thống, để hình thành mô hình giáo dục đại học mới. 180 chương trình giáo dục mới đã được phát triển, được giảng dạy cho hơn 4.000 sinh viên trong năm học vừa qua. Từ năm 2026, dự kiến sẽ triển khai nó trên quy mô đầy đủ tại hơn 1.000 đại học trong nước".

Theo ông Chernyshenko, chính phủ bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao về học bổng ngân sách, tập trung vào các trường đại học trong khu vực. Cụ thể, trong năm học tới, số lượng học bổng này tăng lên 620.500 và các lĩnh vực đào tạo chính sẽ là kỹ thuật viên, bác sĩ và nhân sự cho hệ thống giáo dục. 

Thời gian giáo dục đại học cơ bản sẽ từ 4-6 năm

Ông Chernyshenko nói thêm rằng chính phủ cũng sẽ tiếp tục xem xét cơ cấu tuyển sinh vào các trường đại học nhằm tăng số lượng chỉ tiêu trong các chuyên ngành và lĩnh vực cần thiết để thực hiện các dự án quốc gia, bảo đảm khả năng dẫn đầu về công nghệ cũng như cung cấp nhân sự trong lĩnh vực xã hội.

Theo TTXVN, tháng 5/2023, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về dự án thí điểm cải cách giáo dục đại học ở LB Nga. 

Theo đó thời gian giáo dục đại học cơ bản sẽ từ 4-6 năm, chuyên ngành - từ 1-3 năm. Tổng thống Putin cũng lưu ý việc thiết lập một cấp giáo dục chuyên nghiệp - sau đại học. Chương trình này hiện được thực hiện tại Đại học Hàng không Moskva (MAI), Đại học tổng hợp Khoa học và Công nghệ (MISiS), Đại học sư phạm quốc gia Moskva (MPGU), Đại học Mỏ St. Petersburg, Đại học tổng hợp Liên bang Baltic mang tên Immanuel Kant, và Đại học tổng hợp nghiên cứu quốc gia Tomsk.

Trước đó, ngày 21/2, trong bức thông điệp đọc trước Quốc hội Liên bang, Tổng thống Putin đã đề xuất quay trở lại chương trình đào tạo cơ bản truyền thống đối với các chuyên gia có trình độ đại học trong thời gian từ 4-6 năm. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng quá trình chuyển đổi sang hệ thống mới sẽ diễn ra suôn sẻ.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Phản ứng của chính quyền sở tại

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Phản ứng của chính quyền sở tại- Ảnh 1.

Gần 1.400 gian hàng tại trung tâm thương mại số 44 Marywilska, ở Thủ đô Varsava chìm trong biển lửa. Ảnh: Wawa Hot News 24/TTXVN phát

Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn truyền thông Ba Lan cho biết bà Monika Beuth, phát ngôn viên của tòa thị chính thủ đô Vácsava cho biết thành phố liên tục cập nhật diễn biến về thiệt hại. 

Trung tâm an ninh thành phố thường xuyên liên lạc với các cơ quan dịch vụ và sẵn sàng hỗ trợ. 

Theo bà Monika, việc giúp đỡ các tiểu thương là cần thiết. Tuy nhiên, việc đầu tiên là đảm bảo an ninh khu vực, dập tắt hoàn toàn đám cháy và từ ngày 13/5 chính quyền sẽ có họp bàn về các giải pháp thành phố có thể hỗ trợ các tiểu thương.

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân vụ cháy cũng như chưa có thông tin thiệt hại về người. 

Ngoài lực lượng cứu hộ, các nhân viên chuyên ngành về hóa chất đã được điều động đến hiện trường để theo dõi bầu không khí sau hỏa hoạn. Các thiết bị đo được cho thấy không khí đang bị ô nhiễm nặng, nhưng người dân chưa phải sơ tán mà được yêu cầu tạm thời đóng tất cả cửa sổ cũng như hạn chế ra ngoài.

Trung tâm thương mại 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan đã bốc cháy rạng sáng 12/5. Theo những người buôn bán ở chợ cho biết thì hỏa hoạn đã nhanh chóng nhấn chìm hầu hết trong số 1.400 gian hàng, trong đó gần 1/3 là của bà con người Việt.

Một tiểu thương người Việt buôn bán ở chợ cho biết hỏa hoạn xảy ra trước 4 giờ sáng. Sau khi được báo tin, anh đã đến ngay hiện trường và thấy lửa đã bén vào nhiều dãy nhà. Sau 4 giờ sáng, lực lượng cứu hỏa của thành phố với gần 200 nhân viên cứu hộ tham gia vào hoạt động chữa cháy, nhưng lửa đã lan rất nhanh, chỉ trong 5-10 phút đã nhanh chóng bao trùm toàn bộ khu chợ do ở đây có rất nhiều vật liệu dễ cháy và hàng dệt may.

Vào khoảng 8 giờ sáng 12/5, ngọn lửa đã cơ bản được khống chế. Tất cả các gian hàng đều bị hư hỏng nặng, toàn bộ phần mái bị sập. Khói vẫn bốc lên nhiều giờ sau. Lực lượng cứu hỏa vẫn đang giám sát khu vực xung quanh đề phòng các đám cháy có thể bùng phát trở lại.

Bảo hộ công dân Việt Nam trong vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, cơ quan này đã chuẩn bị các phương án cần thiết để bảo hộ công dân Việt Nam trong vụ cháy tại trung tâm thương mại ở thủ đô Warszawa, nơi có nhiều tiểu thương người Việt sinh sống và buôn bán.

Theo đó, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan khẩn trương cử nhóm công tác đến hiện trường, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại, với Hội người Việt Nam tại Ba Lan, nắm bắt tình hình, động viên, thăm hỏi bà con và sớm triển khai công tác bảo hộ công dân.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã đăng số đường dây nóng về bảo hộ công dân để nắm bắt thông tin từ kiều bào, sẵn sàng hỗ trợ bà con làm việc với các cơ quan chức năng sở tại, Ban quản lý trung tâm thương mại, lực lượng phòng cháy chữa cháy và phía bảo hiểm để giảm thiểu tối đa hậu quả của vụ cháy.

Bên cạnh đó, với những bà con bị mất giấy tờ trong vụ cháy, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan sẵn sàng hỗ trợ tối đa để sớm cấp lại giấy tờ mới. Đồng thời, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng của Ba Lan khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích của công dân Việt Nam.

Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ba Lan Trần Tuấn Anh, cho biết toàn bộ khu trung tâm thương mại tại số 44 Marywilska, thủ đô Vacsava của Ba Lan đã bị lửa thiêu rụi gần như hoàn toàn. Hội người Việt Nam tại Ba Lan đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán để nắm bắt thông tin, động viên, thăm hỏi bà con có quầy hàng bị thiệt hại trong vụ cháy và vận động quyên góp hỗ trợ bước đầu.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Thúc đẩy "tri thức hoá nông dân"

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân".

Thúc đẩy "tri thức hoá nông dân"- Ảnh 1.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chính phủ ban hành Nghị quyết 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động

Mục tiêu của Chương trình nhằm tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 46-NQ/TW; thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức quán triệt, triển khai; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của Hội nông dân Việt Nam. 

 Xác định các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể để Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các bộ, ngành, địa phương) tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 46-NQ/TW. Gắn việc thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về "Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh"; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. 

7 nhiệm vụ trọng tâm

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung được giao kịp thời: 1- Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị; 2- Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân, nâng cao hiệu quả phong trào nông dân; 3- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ hội đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; 4- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi duỡng nghề cho nông dân, lao động nông thôn và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh;  5- Động viên nông dân tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; 6- Phát huy vai trò của hội nông dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; 7- Chủ động hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh đối ngoại nhân dân.

Tạo điều kiện cho lao động nông thôn học nghề, nâng cao trình độ

Trong đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải tạo điều kiện, khuyến khích nông dân, lao động nông thôn học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; mở rộng hoạt động tư vấn về nghề nghiệp, việc làm, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân"; giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong truyền nghề, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nông dân.

Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tổ chức tốt hoạt động cung ứng trang thiết bị, vật tư nông nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ nông dân đầu tư cơ sở sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi hiện đại, ứng dụng công nghệ cao gắn với quy trình sản xuất an toàn, tiên tiến; phát triển sản xuất gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Nghiên cứu xây dựng cơ chế để hội nông dân tham gia cung cấp một số dịch vụ công hỗ trợ cho hội viên, nông dân.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hỗ trợ vốn cho nông dân; nghiên cứu, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình hội nông dân tín chấp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh để đề xuất triển khai các giải pháp phù hợp theo quy định...

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)