Cảnh báo 'bẫy' rủi ro khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Hành vi mua, bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng hiện nay diễn ra rất phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tội phạm liên quan đến lừa đảo, gian lận, đánh bạc…

Cảnh báo 'bẫy' rủi ro khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng- Ảnh 1.

Hiện nay việc mua bán tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo là một vấn đề đáng báo động

Thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. 

Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các tài khoản ngân hàng do mua, bán để thực hiện giao dịch chuyển và nhận tiền của bị hại, sau đó rửa tiền bằng nhiều phương thức khác nhau.

Thủ đoạn của các đối tượng thường là đăng tải thông tin trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội về việc thuê, mua tài khoản ngân hàng hoặc tiếp cận với những người lao động có thu nhập thấp, người thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học, nhờ thuê mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền công với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.

Sau khi mở tài khoản, chủ tài khoản phải bàn giao thông tin đăng nhập Internet Banking, sim điện thoại đăng ký tài khoản, thẻ ngân hàng… cho đối tượng. 

Đối tượng sẽ sử dụng các tài khoản ngân hàng này vào các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nhận diện 5 thủ đoạn

Theo Thiếu tá Phí Văn Thanh – Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, hiện nay việc mua bán tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo là một vấn đề đáng báo động.

Mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, cũng như triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn để bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân nhưng tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra và ngày càng lan rộng.

Cụ thể, các đối tượng sử dụng hàng trăm hội nhóm ở trên không gian mạng, thông qua mạng xã hội như Facebook, Telegram, Zalo... rồi đăng tải công khai các thông tin mua bán tài khoản ngân hàng. 

Với số tiền vài trăm nghìn đồng chúng có thể mua bán một tài khoản ngân hàng, bao gồm cả thẻ vật lý và sim điện thoại đăng ký cho dịch vụ Mobile Banking.

Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại lớn về mặt tài chính cho nạn nhân mà còn làm suy yếu niềm tin vào hệ thống tài chính và ngân hàng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tội phạm rửa tiền, đánh bạc và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự.

Thiếu tá Phí Văn Thanh cho biết, hiện nay có nhiều ngân hàng có những chính sách để giảm bớt thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp người dân dễ dàng trong việc mở tài khoản. Chính vì vậy, các đối tượng phạm tội sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để thực hiện hành vi mua bán trái phép các thông tin tài khoản.

Tiếp đó, các đối tượng lừa đảo sẽ tìm những người có cùng tên với tài khoản trên mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo. Chúng có thể xâm nhập thẳng vào các tài khoản facebook, hoặc gửi các đường link ở trên mạng xã hội để cài cắm các mã độc. Thậm chí gửi các mail chứa các đường link dẫn đến các web nhằm mục đích cướp tài khoản.

Cụ thể, có thể kể đến các thủ đoạn: Thứ nhất, mua bán trực tuyến. Các đối tượng lừa đảo thường tìm các tài khoản ngân hàng có sẵn trên các diễn đàn hoặc thông qua các mạng xã hội trên các web chúng đăng tải trực tiếp, hoặc tìm kiếm những người sẵn sàng bán, hoặc cho thuê tài khoản của mình thực hiện giao dịch.

Thủ đoạn thứ hai, các đối tượng có thể thuê các tài khoản ngân hàng từ những người sở hữu với mục đích tạm thời thực hiện các giao dịch trên không gian mạng. Người sở hữu tài khoản có thể không biết mục đích sử dụng thực sự tài khoản của mình.

Thủ đoạn thứ 3, tạo các tài khoản giả. Cụ thể, các đối tượng lợi dụng các giấy tờ tùy thân giả mạo, hoặc sử dụng các thông tin cá nhân bị đánh cắp, các đối tượng lừa đảo có thể mở các tài khoản ngân hàng. Những tài khoản này sau đó được sử dụng với các mục đích là thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ 4, lợi dụng các tài khoản của người thân, bạn bè, lợi dụng sự quen biết hoặc giả danh nhân viên ngân hàng đang thực hiện chỉ tiêu mở tài khoản thẻ, cần số lượng lớn, đạt thành tích tốt. Do đó, người người đứng tên mở tài khoản.

Cũng theo Thiếu tá Thanh, thủ đoạn thứ 5 là sử dụng công nghệ cao, các đối tượng lừa đảo đánh cắp danh tính của một số người dùng. Mục đích của hành động này là thu thập các video quay trực tiếp lên khuôn mặt của các nạn nhân để phục vụ cho xác thực điện tử nhằm qua mặt hệ thống của các ngân hàng.

Bằng thủ đoạn này, chúng có thể tạo tài khoản theo tên một người cụ thể. Qua đó, nạn nhân chẳng hề hay biết gì việc tạo tài khoản. Những tài khoản ngân hàng giả nhưng mà thật này sau đó được cung cấp cho phía người đã đặt mua để thực hiện theo đúng yêu cầu của bọn chúng.

'Bẫy' của các hoạt động lừa đảo

Cũng theo Thiếu tá Phí Văn Thanh, khi người dân cho thuê, hoặc bán tài khoản ngân hàng thì họ có thể gặp phải một loạt các rủi ro nghiêm trọng, không chỉ về mặt pháp lý mà còn liên quan đến tài chính, uy tín và an ninh cá nhân.

Đó là, người dùng có thể gặp rủi ro pháp lý như, theo Nghị định 143/2021/NĐCP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 88/2019 NĐ, phạt tiền 40-50 triệu đồng những hành vi như thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản, mua bán, thông tin tài khoản thanh toán từ một tài khoản cho đến dưới 10 tài khoản thanh toán chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người dùng có thể bị phạt tiền 50-100 triệu đồng về hành vi thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán; mua bán tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản trở lên mà chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thậm chí, có thể bị điều tra, truy tố về hành vi liên quan đến các giao dịch vi phạm pháp luật ngay cả khi không tham gia trực tiếp vào hoạt động lừa đảo họ vẫn có thể bị coi là đồng phạm hoặc có thể coi hành vi đó là tiếp tay cho tội phạm.

Với các đối tượng có thể bị xử lý về tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin tài khoản ngân hàng. Điều này được quy định rất rõ trong điều 291 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017.

Chính vì vậy, để tránh trở thành nạn nhân của các vụ việc mua bán tài khoản ngân hàng cho mục đích lừa đảo, người dân có thể áp dụng 4 biện pháp phòng ngừa: Cần có biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Không chia sẻ thông tin tài khoản ngân hàng, dữ liệu cá nhân với bất kỳ ai. Đặc biệt, qua số điện thoại, hoặc qua mạng xã hội.

Bên cạnh đó, cần cẩn trọng đề nghị kiếm tiền dễ dàng liên quan đến việc thuê, bán tài khoản ngân hàng. Vì, những đề nghị này thường là cái bẫy của các hoạt động lừa đảo và kiểm tra định kỳ, theo dõi sát sao giao dịch trong tài khoản ngân hàng, Sử dụng các dịch vụ bảo mật do ngân hàng cung cấp như thông báo về các giao dịch bất thường. Các giao dịch trực tuyến cần thiết phải được nhận biết bằng sinh trắc học.

Nếu người dân nếu phát hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào liên quan đến tài khoản ngân hàng của mình, cần thiết phải báo ngay cho ngân hàng và cơ quan chức năng để được kịp thời xử lý và ngăn chặn hậu quả.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Lực lượng Dân quân biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Xây dựng Hải đội Dân quân thường trực là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Sau gần ba năm triển khai, đến nay các hải đội dân quân thường trực đã hoàn thành tốt nhiệm vụ; là “điểm tựa” để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển; góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên biển vững chắc.

Lực lượng Dân quân biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo- Ảnh 1.

Hải đội Dân quân thường trực tỉnh Kiên Giang phối hợp huấn luyện bắn súng trên biển - Ảnh: VGP/ Phương Vũ

Tháng 6/2021, Kiên Giang là một trong các địa phương được chọn làm điểm thực hiện Đề án của Bộ Quốc phòng về "Xây dựng Hải đội Dân quân thường trực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình mới". Theo đó, Hải đội Dân quân thường trực tỉnh Kiên Giang có nhiệm vụ vừa trực tiếp khai thác hải sản phát triển kinh tế vừa nắm chắc tình hình trên biển, đấu tranh giữ vững môi trường hòa bình, phòng chống tội phạm, bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Đồng thời, tham gia phòng thủ dân sự, cứu hộ, cứu nạn, vận tải, tiếp tế trên biển,…

Đến nay, sau gần ba năm thực hiện, công tác xây dựng và tổ chức hoạt động của Hải đội Dân quân thường trực tỉnh Kiên Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, qua đó góp phần bảo vệ bình yên chủ quyền biển đảo, đảo của Tổ quốc nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng. Hằng năm, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành rà soát, tuyển chọn lực lượng, đưa đi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức sắp xếp, biên chế hải đội và các kíp tàu chặt chẽ, khoa học, đúng quy trình, đáp ứng yêu cầu, chỉ tiêu trên giao, đảm bảo chất lượng. 

Cùng với việc bảo đảm vị trí đóng quân cũng như nơi trú, tránh bão cho hải đội, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang cũng tổ chức tốt các nội dung huấn luyện trên bờ; trên biển; tổ chức huấn luyện ngư lưới cụ, khai thác hải sản cho các kíp tàu chặt chẽ, bảo đảm nội dung, thời gian, quân số theo kế hoạch và quy định. Nhờ đó, cán bộ, chiến sĩ Hải đội đã nắm rõ chức trách, nhiệm vụ, thích nghi với điều kiện sinh hoạt và thuần thục thao tác nghiệp vụ.

Song song với công tác huấn luyện, thực hiện phương châm "đồng hành cùng ngư dân trong phát triển sản xuất", cán bộ, chiến sĩ của các hải đội còn trực tiếp tham gia khai thác hải sản; thường xuyên thăm hỏi, động viên ngư dân khắc phục khó khăn để bám biển, đánh bắt, khai thác hải sản trong vùng biển của ta, tích cực trong tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; hỗ trợ ngư dân thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, dầu nhớt, nhiên liệu và giúp bà con ngư dân sửa chữa máy móc khi có sự cố. Đồng thời, phối hợp Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân thực hiện nhiệm vụ trực chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Theo đồng chí Nguyễn Văn Quýt, Chính trị viên Hải đội Dân quân thường trực tỉnh Kiên Giang, đến nay các tàu trong Hải đội đã phối hợp tổ chức tuần tra, quan sát, theo dõi và hướng dẫn khu vực hoạt động trên biển cho hàng nghìn lượt tàu cá của bà con ngư dân, kết hợp khai thác thủy sản và tuyên truyền pháp luật cho ngư dân. Nhờ đó thời gian qua, khi Hải đội hoạt động trên các vùng biển đều nhận được sự đồng tình ủng hộ của bà con ngư dân; qua đó, giúp bà con vững tin vươn khơi, bám biển

Tìm hiểu được biết, thực hiện Đề án của Bộ Quốc phòng về "Xây dựng Hải đội Dân quân thường trực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình mới", các hải đội dân quân thường trực được thành lập tại 6 tỉnh, thành phố (Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Đà Nẵng) đã từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị, địa phương luôn chủ động triển khai thực hiện nghiêm kế hoạch huấn luyện; làm tốt công tác phối hợp chuẩn bị và thực hành huấn luyện các nội dung cả ở đất liền, trên biển. Kết quả huấn luyện hằng năm, 100% đạt yêu cầu, trong đó có 77,7% khá, giỏi.

Trong tham gia phát triển sản xuất, các hải đội đã tổ chức trên hàng trăm lượt tàu tham gia phối hợp làm nhiệm vụ tuần tra, trực sẵn sàng chiến đấu trên biển và thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, tham gia diễn tập các cấp và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Với công tác chuẩn bị chu đáo, triển khai khoa học, các hải đội dân quân thường trực đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng thực hiện có hiệu quả mục tiêu, yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.

Lực lượng Dân quân biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo- Ảnh 2.

Hải đội Dân quân thường trực kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân - Ảnh: VGP/ Phương Vũ

Ghi nhận những kết quả nói trên, phát biểu tại Hội nghị rút kinh nghiệm xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm cho Hải đội Dân quân thường trực, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, việc tổ chức các tàu dân quân thường trực vừa sản xuất đánh bắt hải sản vừa tham gia phối hợp trực tuần tra, sẵn sàng chiến đấu, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, tham gia diễn tập, làm nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU)… đã góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển, giữ vững ngư trường truyền thống và cùng các lực lượng tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới, thời gian tới, để nâng cao chất lượng Hải đội Dân quân thường trực, các cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm kế hoạch huấn luyện theo quy định; xây dựng nội dung, chương trình huấn luyện cụ thể phù hợp cho từng đối tượng. 

Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện; xây dựng bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng cho cán bộ, chiến sĩ; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo gắn với chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU), thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng hiệu quả, bền vững.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Công bố thủ tục Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 1187/QĐ-BGDĐT công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ: Thủ tục "Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông".

Công bố thủ tục Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông- Ảnh 1.

 

Trình tự thực hiện như sau

a) Thí sinh đăng ký dự thi theo các quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi; thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi (đối với thí sinh đăng ký trực tiếp); rà soát, cập nhật thông tin về kết quả học tập của thí sinh ở trường phổ thông; tra cứu thông tin từ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác nhận diện ưu tiên theo nơi thường trú cho thí sinh (thực hiện trên Hệ thống Quản lý thi); tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi và thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT và Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT chậm nhất trước ngày thi 15 ngày; quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển hồ sơ, dữ liệu đăng ký dự thi cho sở Giáo dục và Đào tạo.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi chịu trách nhiệm tổ chức in, đóng dấu và trả Giấy báo dự thi cho thí sinh.

Cách thức thực hiện

Cách thức thực hiện theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó: Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi đăng ký dự thi trực tuyến hoặc đăng ký dự thi trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12.

Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh đăng ký dự thi tại địa điểm (gọi là nơi đăng ký dự thi) do sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Thành phần, số lượng hồ sơ

Đối với người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi, thành phần hồ sơ gồm:

02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

Bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (gọi chung là bản sao) học bạ THPT hoặc học bạ giáo dục thường xuyên cấp THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với giáo dục thường xuyên do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp;

Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có);

File ảnh (hoặc 02 ảnh 4x6 trong trường hợp đăng ký dự thi trực tiếp) kiểu căn cước công dân, được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng.

Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT, hồ sơ đăng ký dự thi gồm: 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau; Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao); 02 ảnh cỡ 4x6 cm.

Thời hạn giải quyết: Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN- Ảnh 1.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm việc với Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn - Ảnh: BNG

Ngày 23/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp, làm việc với Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân dịp Tổng Thư ký tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn Tổng Thư ký ASEAN đã nhận lời tham dự và đóng góp tích cực cho AFF, mong rằng Tổng Thư ký sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam đưa Diễn đàn trở thành cơ chế trao đổi toàn diện và bao trùm cho các quan chức chính phủ, nghiên cứu, học giả và các nhóm, giới khác nhằm tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề thời sự, chiến lược đặt ra cho ASEAN.

Nhấn mạnh ASEAN đang ở giai đoạn quan trọng, vừa thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các kế hoạch tổng thể 2025 vừa khẩn trương xây dựng các chiến lược hợp tác đến 2045, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ 3 định hướng để ASEAN tiếp tục phát huy vai trò, uy tín và khả năng thích ứng.

Đó là mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy thu hẹp khoảng cách phát triển và hợp tác tiểu vùng, trong đó có tiểu vùng Mekong vì mục tiêu phát triển bao trùm và đồng đều, và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, tranh thủ thế mạnh và hỗ trợ của các nước dành cho tiến trình xây dựng Cộng đồng.

Trước tác động từ gia tăng cạnh tranh nước lớn, Bộ trưởng nhấn mạnh yêu cầu đặt ra cho ASEAN là cần tiếp tục duy trì cách tiếp cận cân bằng, hài hòa, thúc đẩy quan hệ hợp tác thực chất, xây dựng lòng tin và gắn kết lợi ích, cùng đóng góp tích cực và trách nhiệm cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững.

Nhân dịp này, Bộ trưởng đánh giá cao hỗ trợ của Ban Thư ký trong nhiệm kỳ Việt Nam điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2021-2024 và mong Ban Thư ký sẽ tiếp tục phối hợp trong quá trình Việt Nam chuẩn bị và đảm nhiệm vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Anh và ASEAN-New Zealand từ tháng 7/2024.

Đánh giá cao nỗ lực của Ban Thư ký ASEAN, Bộ trưởng đề nghị Ban Thư ký cần tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò trong hỗ trợ các nước thành viên, tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo, nâng cao hiệu quả điều phối liên ngành, liên trụ cột và huy động nguồn lực cho hoạt động của Ban Thư ký.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN- Ảnh 2.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Darussalam Dato Pehin Erywan Yusof - Ảnh: BNG

Cảm ơn Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời tham dự AFF, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết sáng kiến AFF của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Tổng Thư ký ASEAN bày tỏ nhất trí với các chia sẻ của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn về xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, thịnh vượng và giữ vai trò trung tâm ở khu vực, nhấn mạnh ưu tiên trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch, coi trọng hợp tác tiểu vùng, trong đó có tiểu vùng Mekong, hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối và đào tạo nguồn nhân lực cho các nước thành viên ASEAN.

Trong thời gian tới, Tổng Thư ký Kao Kim Hourn cũng ủng hộ quan điểm của Việt Nam về tăng cường quan hệ đối thoại sâu rộng và thực chất hơn nữa giữa ASEAN với các đối tác, đáp ứng nhu cầu và quan tâm, lợi ích của các bên.

Tổng Thư ký ASEAN cảm ơn sự ủng hộ của Việt Nam đối với hoạt động của Ban Thư ký, cam kết phối hợp cùng Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc và tiếp nhận vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Anh và ASEAN-New Zealand, bày tỏ mong muốn Việt Nam và các nước thành viên ủng hộ tăng cường vai trò và năng lực của Ban Thư ký ASEAN trong thời gian tới.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Darussalam Dato Pehin Erywan Yusof nhân dịp sang Việt Nam tham dự AFF.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 14,5%

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

* Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 14,5%.

+ Công nghiệp - xây dựng tăng 18,3% (Công nghiệp tăng 19,3%, xây dựng tăng 9%).

+ Dịch vụ tăng 7,2%.

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,5%.

+ Thuế sản phẩm tăng 8%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 4.500 USD.

- Tốc độ tăng năng suất lao động 13,5%.

- Thu ngân sách nhà nước đạt 16.068 tỷ đồng.

- Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 103.580 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất/01ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 138 - 140 triệu đồng.

- Khách du lịch 2,3 triệu lượt.

- Tỷ lệ dân số đô thị đạt 33,3%.

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 87,36%; đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới: lũy kế 7 huyện (bao gồm cả TP Bắc Giang).

* Về văn hóa - xã hội:

- Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 95,2%, mức độ 2 đạt 26,6%.

- Số giường bệnh/10.000 dân (không tính giường của TYT xã và PKĐKKV) đạt 34,4 giường; tỷ lệ người dân có thẻ BHYT đạt 99,32%; 44% lao động trong độ tuổi tham gia BHXH.

- Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hoá 82%; Tỷ lệ phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị 92,6%; Tỷ lệ xã có đầy đủ các thiết chế văn hóa, thể thao cấp thôn, cấp xã 88%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn giai đoạn 2021-2026) đạt 1,82%; trong đó các xã đặc biệt khó khăn còn 10%; Xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ 100% gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 78%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 34%; Tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị 2,5%; Cơ cấu lao động: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 22,7%; Công nghiệp - xây dựng 46,1%; Dịch vụ 31,2%.

* Về môi trường:

- Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch (đạt quy chuẩn 01 trở lên) đạt 63,8% (trong đó thành thị 94%; nông thôn đạt 57,5%).

- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý hợp vệ sinh đạt 86,7% (thành thị 97,5%, nông thôn 80,6%).

- KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%; CCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn 65,8%; Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý 100%.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 37,7%.

* Về nội chính:

- Hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025.

- 100% các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp thuộc thẩm quyền được người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đối thoại, chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả. Hoàn thành việc khởi công xây dựng 100% trụ sở công an xã./.

Trung bình (0 Bình chọn)