Tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cho camera giám sát

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Trong quá trình khởi tạo, thiết lập, cấu hình thiết bị, phải có giao diện thông báo cho người sử dụng về địa điểm (quốc gia) lưu trữ và xử lý dữ liệu được thu thập bởi thiết bị camera và các dịch vụ liên kết.

Tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cho camera giám sát- Ảnh 1.

Bộ TT&TT vừa ban hành bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cho camera giám sát - Ảnh: VGP/HM

Bộ TT&TT vừa ban hành Quyết định về bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát. Trong đó, liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ tiêu chí này có yêu cầu, trong quá trình khởi tạo, thiết lập, cấu hình thiết bị, phải có giao diện thông báo cho người sử dụng về địa điểm (quốc gia) lưu trữ và xử lý dữ liệu được thu thập bởi thiết bị camera và các dịch vụ liên kết.

Đối với cảm biến thu thập dữ liệu, Bộ TT&TT khuyến nghị trong tài liệu hướng dẫn sử dụng (hoặc tài liệu tương đương được công bố công khai), nhà sản xuất phải liệt kê danh mục các cảm biến được sử dụng bởi thiết bị camera và mô tả chức năng, nguyên lý hoạt động của từng cảm biến được thiết bị camera sử dụng.

Các nhà sản xuất cũng cần có hệ thống trực tuyến cho phép tiếp nhận và công bố lỗ hổng của thiết bị tới người sử dụng. Khi phát hiện lỗi bảo mật, họ cần đưa ra thông tin và hướng dẫn người dùng cập nhật, xử lý.

Cũng theo bộ tiêu chí này, để đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng, camera giám sát phải có tính năng quản lý xác thực, bao gồm phòng chống tấn công vét cạn và quản lý mật khẩu an toàn.

Cụ thể, camera cần có chức năng quản trị hệ thống cho phép thay đổi thời gian khóa, số lần đăng nhập sai và khoảng thời gian đăng nhập sai liên tục. Chỉ thông tin cho người sử dụng nội dung đăng nhập thành công/thất bại mà không có nội dung khác làm cơ sở thực hiện tấn công vét cạn. Đồng thời, có chức năng kiểm soát mật khẩu an toàn và khác nhau đối với mỗi thiết bị camera, có chức năng xác thực nhiều loại đối tượng khác nhau như người dùng hoặc thiết bị.

Thiết bị camera và các dịch vụ liên kết phải có tối thiểu tính năng cho phép thiết lập, cấu hình địa điểm tại Việt Nam đối với việc xử lý, lưu trữ và khai thác dữ liệu (như trên thẻ nhớ/thiết bị ngoại vi, dịch vụ điện toán đám mây đặt tại Việt Nam...), nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đồng thời, Bộ khuyến nghị thiết bị camera phải có các tính năng gồm: kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu đầu vào do người sử dụng nhập hoặc qua giao diện lập trình; ngăn chặn quá trình xử lý dữ liệu đầu vào vi phạm điều kiện lọc đã định nghĩa trước theo nhà sản xuất; kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu, để ngăn chặn các dạng tấn công vào giao diện của thiết bị.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Malaysia bị thiệt hại gần 60 tỷ USD do tham nhũng

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Hãng thông tấn Quốc gia Malaysia (Bernama) dẫn thông tin từ Trưởng ban chống tham nhũng Malaysia (MACC) Azam Baki cho biết trong 5 năm qua, quốc gia Đông Nam Á đã thiệt hại ít nhất 277 tỷ ringgit (khoảng 58 tỷ USD) vì nạn tham nhũng.

Malaysia bị thiệt hại gần 60 tỷ USD do tham nhũng- Ảnh 1.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim phát biểu tại lễ công bố Chiến lược chống tham nhũng quốc gia mới ở Putrajaya, Malaysia, hôm ngày 7/5/2024. Ảnh: CNA/Fadza Ishak

Con số này được ước tính dựa trên tổng sản phẩm quốc nội tích lũy của Malaysia từ năm 2018 đến năm 2023, trong khi số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy GDP hàng năm của nước này là khoảng 407 tỷ USD.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim ngày 7/5 đã công bố Chiến lược chống tham nhũng quốc gia mới, mở rộng các biện pháp hỗ trợ tài chính cho cả người dân tham gia tố giác hành vi tham nhũng, thay vì chỉ giới hạn trong phạm vi quan chức, công chức nhà nước như trước đây.

Thủ tướng Anwar Ibrahim cho biết Chiến lược này sẽ cũng cấp những hỗ trợ về tài chính để khuyến khích các quan chức, công chức, và thậm chí cả người dân hợp tác tố giác các hành vi tham nhũng.

Kế hoạch chống tham nhũng quốc gia trước đây của Malaysia, được thực hiện từ năm 2019 đến năm 2023, có năm chiến lược chính bao gồm các lĩnh vực tương tự như quản trị chính trị hay mua sắm công, nhưng không có yếu tố liên quan đến công chúng.

Phát biểu tại Hội nghị công bố Chiến lược chống tham nhũng quốc gia (NACS) của Thủ tướng Datuk Seri Anwar Ibrahim, Trưởng ban MACC nhấn mạnh đối mặt với thách thức chống tham nhũng trong một thế giới không biên giới ngày càng phức tạp chắc chắn khác so với cách tiếp cận chống tham nhũng cách đây nhiều thập kỷ. Mức độ tổn thất mà Malaysia phải gánh chịu cũng khác nhiều so với vài năm qua.

Trưởng ban chống tham nhũng Malaysia bày tỏ thất vọng về tình trạng thất thoát lớn trong chính quyền liên bang. Ông nêu rõ khoản tài chính này lẽ ra có thể sẽ được sử dụng cho nhiều sáng kiến khác nhau để mang lại lợi ích cho người dân như thực hiện các dự án sửa chữa trường học và bệnh viện, song số tiền này hiện cạn kiệt do tội phạm tham nhũng.

Trưởng ban MACC cho rằng con số 277 tỷ RM thiệt hại do tham nhũng gần bằng GDP của 2 bang Johor và Penang cộng lại.

Trước đó, truyền thông Malaysia đưa tin nước này đã trao hơn 1 triệu RM (hơn 210.000 USD) từ năm 2012 tới năm 2023 vừa qua để khuyến khích các công chức nhà nước tố giác tội phạm tham nhũng hoặc cung cấp thông tin liên quan.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tổng thống Putin nêu bật những ưu tiên của nước Nga trong lễ tuyên thệ nhậm chức lần thứ 5

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Chiều 7/5 (theo giờ Việt Nam), lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin. Đây là lễ nhậm chức Tổng thống lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin.

Tổng thống Putin nêu bật những ưu tiên của nước Nga trong lễ tuyên thệ nhậm chức lần thứ 5- Ảnh 1.

Chiều 7/5 (theo giờ Việt Nam), lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin - Ảnh: Sputnik

Trước sự chứng kiến của các thành viên Hội đồng Liên bang (Thượng viện), Duma Quốc gia (Hạ viện) và các thẩm phán Tòa án Hiến pháp Nga, ông Putin đặt tay lên cuốn Hiến pháp và đọc 33 từ được quy định trong Điều 82 của Hiến pháp: "Xin thề tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người và công dân, tuân thủ và bảo vệ Hiến pháp Liêng bang Nga, bảo vệ chủ quyền và độc lập, an ninh và toàn vẹn của nhà nước, trung thành phục vụ nhân dân". Sau đó, Chánh án Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga tuyên bố Tổng thống đã nhậm chức.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết tổng cộng có khoảng 2.600 người đã được mời tham dự buổi lễ. Theo kế hoạch, ông Putin sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng thống Nga trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Phát biểu tại lễ tuyên thệ, theo TTXVN, Tổng thống Putin cho biết ông nhận thức rõ niềm vinh dự và trách nhiệm trên cương vị tổng thống, khẳng định số phận của nước Nga sẽ do chính người Nga định đoạt và vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau. Ông Putin nhấn mạnh việc bảo tồn dân tộc, các giá trị truyền thống lâu đời là ưu tiên hàng đầu của Nga. Tổng thống Putin nêu rõ hệ thống chính trị của LB Nga phải ổn định và cần bảo đảm việc duy trì sự phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ tới. Ông nêu rõ: "Nga tự tin hướng tới tương lai, người dân đoàn kết và vĩ đại".

Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh sự an toàn của người dân Nga là trên hết và Nga sẽ vượt qua giai đoạn quan trọng khó khăn này. Theo ông, Nga đang và sẽ mở cửa với các quốc gia coi mình là đối tác, không từ chối đối thoại với các nước phương Tây. Trong thế giới phức tạp, nước Nga cần "tự chủ và cạnh tranh" và hệ thống của nước Nga phải linh hoạt.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Nga lần thứ 8, diễn ra từ ngày 15-17/3 vừa qua, ông Putin đã giành chiến thắng áp đảo ngay từ vòng đầu tiên, với hơn 87% số phiếu ủng hộ. Tổng thống Putin đã giành chiến thắng trong toàn bộ 5 lần ra tranh cử và năm nay ông đắc cử với số phiếu kỷ lục so với 4 lần trước.

Theo giới phân tích, ông Putin đã nhận được sự ủng hộ đông đảo từ cử tri bởi họ ưa thích một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán, kiên định. Họ hy vọng ông Putin sẽ dẫn dắt đất nước vượt qua khó khăn và bảo vệ an ninh quốc gia trước những mối đe dọa từ bên ngoài.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Vững vàng hành trình giữ biển

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Với vai trò là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo khu vực miền Trung, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân đã nêu cao trách nhiệm, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc. Trong mọi nhiệm vụ, trước mọi hoàn cảnh, những người lính Hải quân ở Vùng 3 luôn vững vàng hành trình giữ biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Vững vàng hành trình giữ biển- Ảnh 1.

Tổ hợp pháo AK 230 khai hỏa tiêu diệt mục tiêu trên không - Ảnh: VGP/ Hoàng Diệu

Huấn luyện 'cơ bản, thiết thực, vững chắc'

Là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền trung, từ Đèo Ngang (Quảng Bình) đến đảo Cù Lao Xanh (Bình Định), các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; đồng thời, Vùng 3 Hải quân cũng luôn sẵn sàng cơ động chi viện bảo vệ quần đảo Trường Sa cũng như các vùng biển trọng điểm hay các nhiệm vụ đột xuất khác khi có lệnh. Phát huy truyền thống "Tích cực, chủ động, đoàn kết hiệp đồng, làm chủ vùng biển, quyết chiến quyết thắng", trên cơ sở xác định tốt yêu cầu nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị trong toàn Vùng đã thường xuyên quán triệt, thực hiện có hiệu quả phương châm huấn luyện "Cơ bản, thiết thực, vững chắc". 

Hằng năm, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Vùng thường xuyên quán triệt và chấp hành nghiêm túc mọi chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên về công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; tăng cường tuần tra, trinh sát, nắm chắc tình hình trên biển; xây dựng và luyện tập thành thục các phương án, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; kịp thời tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân và trực tiếp xử lý các tình huống trên biển theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng.

Tìm hiểu được biết, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cho các lực lượng sát với yêu cầu nhiệm vụ, sát với đối tượng, với chiến trường. Duy trì chặt chẽ chế độ trực, tuần tra, kiểm soát. Kịp thời phát hiện ý đồ hoạt động của nước ngoài không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; xử trí đúng phương châm, tư tưởng chỉ đạo, đối sách, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững được môi trường hoà bình, ổn định trên vùng biển được phân công phụ trách.

Theo đồng chí Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng đã chỉ đạo các đơn vị thường xuyên nắm, quản lý tốt tình hình tư tưởng bộ đội, rèn luyện cho bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ. Các cơ quan, đơn vị bảo đảm đầy đủ, đồng bộ vũ khí trang bị kỹ thuật cho các nhiệm vụ, trọng tâm là nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, bắn đạn thật… Trên cơ sở đề cao trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng, toàn Vùng đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, bắn đạn thật, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Ghi nhận những kết quả đó, năm 2023, Vùng 3 đã được Quân chủng Hải quân đề nghị tặng Cờ thưởng thi đua của Bộ Quốc phòng; 2 tập thể được Vùng đề nghị tặng Cờ thưởng thi đua của Bộ Tư lệnh Hải quân; 40 tập thể được đề nghị tặng danh hiệu "Đơn vị Quyết thắng"; 1 tập thể, 3 cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu tiêu biểu xuất sắc nhất Quân chủng; 219 cá nhân được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở".

Vững vàng hành trình giữ biển- Ảnh 2.

Tàu 635 (Vùng 3 Hải quân) làm dây lai kéo tàu cá bị nạn vào đảo Lý Sơn - Ảnh: VGP/: Hoàng Diệu

Đồng hành cùng ngư dân

Thấm nhuần lời dạy của Bác, "dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", trong hành trình giữ biển, cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân đã luôn đồng hành cùng ngư dân gắn với những nội dung hoạt động mang nhiều ý nghĩa thiết thực.

Với phương châm "Lo cho dân như người thân của mình", "Giúp đỡ ngư dân là mệnh lệnh của trái tim", Vùng 3 Hải quân đã tiến hành đồng bộ các chủ trương, biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân đánh bắt, khai thác trên biển. Vùng phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong hướng dẫn, triển khai các chính sách phát triển kinh tế biển, khuyến khích, hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ. Các cơ quan, đơn vị tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, xóa nghèo bền vững; kết hợp, lồng ghép với các phong trào, chương trình khác, như: "Đền ơn, đáp nghĩa", "Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân",… nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng trong hỗ trợ, giúp ngư dân và hậu phương của họ ổn định cuộc sống.

Đồng thời, các cơ quan, đơn vị trong toàn Vùng cũng chủ động trao đổi thông tin, nắm chắc hoạt động nghề cá của ngư dân các địa phương để hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, nước ngọt, khắc phục sự cố, sửa chữa máy móc, trang bị, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho ngư dân trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm trên biển. Từ năm 2019 đến nay, Vùng 3 Hải quân đã điều động hàng trăm lượt tàu, xuồng, hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giúp ngư dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, sửa chữa, khắc phục sự cố tàu thuyền, kịp thời cứu kéo hơn 30 lượt tàu cá hỏng máy trôi dạt và tham gia cứu chữa hơn 120 ngư dân bị bệnh, bị nạn trên biển; nhận đỡ đầu 12 cháu học sinh là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Đặc biệt, thấu hiểu, chia sẻ những vất vả, hiểm nguy của ngư dân trong mỗi hải trình vươn khơi, các lực lượng của Vùng 3 Hải quân làm nhiệm vụ trên biển đã kết hợp chặt chẽ giữa trực, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát với bảo vệ ngư trường, bảo vệ hoạt động hợp pháp, tính mạng, tài sản của ngư dân trên biển, tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm bám biển, bám ngư trường, phát triển kinh tế. 

Các đơn vị đã hướng dẫn cho ngư dân nắm được phạm vi, đường ranh giới, khu vực chồng lấn của các vùng biển; tích cực vận động bà con khai thác thủy sản bền vững, an toàn, đúng pháp luật, không xâm phạm vào vùng biển nước ngoài. Thường xuyên nắm chắc tình hình tại các vùng biển giáp ranh, kịp thời phát hiện và tổ chức tuyên truyền, xua đuổi hàng nghìn lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm, khai thác hải sản trái phép trong vùng biển Việt Nam, bảo vệ ngư trường truyền thống. Thông qua những việc làm ý nghĩa đó đã giúp bà con ngư dân củng cố niềm tin và quyết tâm vươn khơi bám biển, vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Anh Lê Thanh Tuấn, Thuyền trưởng tàu cá ĐNa 91261-TS ở phường Thọ Quang, TP.  Đà Nẵng vui vẻ chia sẻ: "Giữa biển cả mênh mông, cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân đã luôn quan tâm, đồng hành và hỗ trợ cho ngư dân chúng tôi bám biển, nhất là trong những tình huống tàu thuyền không may gặp sự cố. Chúng tôi cảm ơn những người lính Hải quân Vùng 3 rất nhiều".

Theo ông Đoàn Ngọc Hùng Anh, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, thông qua những hoạt động cụ thể, sự đồng hành của những chiến sĩ Hải quân với nhân dân, ngư dân các địa phương ven biển miền Trung đã thắt chặt mối quan hệ máu thịt quân dân. Qua đó, giúp xây dựng, củng cố "thế trận lòng dân" trên biển, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Vinh dự, tự hào là lực lượng tiên phong trong hành trình giữ biển, phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 sẽ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị giúp cho bộ đội có nhận thức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm chắc đối tác, đối tượng; duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, xử trí tốt các tình huống, không để bị động, bất ngờ. Động viên mọi cán bộ, chiến sĩ phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ Hải quân", chủ động khắc phục khó khăn, ra sức thi đua, lập nhiều thành tích, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Truyền thông quốc tế đưa tin về lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 7/5, nhân dịp Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí quốc tế cũng dành một sự quan tâm đặc biệt.

Truyền thông quốc tế đưa tin về lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình tờ ABC Mundial đăng bài về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ (Ảnh: TTXVN)

Ngày 7/5, hai hãng thông tấn lớn là Reuters (Anh) và AFP (Pháp) đưa tin cựu chiến binh, binh sĩ và nhiều quan chức cấp cao Việt Nam đã tập trung tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ

Reuters nhận định trận Điện Biên Phủ lịch sử được coi là một trong những trận đánh vĩ đại của thế kỷ 20.

Hãng tin này cũng dẫn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính về chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng cho tất cả các quốc gia thuộc địa trên thế giới thời điểm đó, và Việt Nam sẽ nỗ lực cho một chiến thắng Điện Biên Phủ mới trên mặt trận kinh tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cũng tham dự buổi lễ ngày 7/5 tại Điện Biên Phủ.

"Một bài học từ chiến dịch Điện Biên Phủ là Việt Nam phải xác định rõ ràng lợi ích quốc gia và theo đuổi những lợi ích này một cách chiến lược", giáo sư Carl Thayer - một chuyên gia người Australia dành nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam - trả lời Reuters.

"Việt Nam đã hệ thống hóa cách tiếp cận này bằng cách diễn đạt 'ngoại giao cây tre' - kiên quyết và không khuất phục trên các nguyên tắc cơ bản, nhưng linh hoạt trong cách thức và phương tiện để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình", ông Thayer nhận định thêm.

Cùng lúc đó, Hãng tin AFP đưa tin về hình ảnh hàng ngàn người dân Việt Nam mặc áo dài, cùng với trang phục của các dân tộc Thái và Mông, xuống đường tại thành phố Điện Biên Phủ để theo dõi lễ diễu binh.

"Tôi đã ở đây từ 4h sáng. Đây là một ngày trọng đại mà tôi không thể bỏ lỡ", AFP dẫn lời bà Nguyễn Thị Lan (55 tuổi).

"Bị thương hay hy sinh là điều bình thường trên chiến trường, không có gì phải sợ. Chúng tôi đã chiến đấu cho độc lập và tự do", cựu chiến binh Hoàng Văn Bảy (93 tuổi) chia sẻ với AFP.

Truyền thông quốc tế đưa tin về lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 2.

Hãng thông tấn Lào đăng bài viết về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Ảnh: TTXVN)

Hãng tin AFP ghi nhận các di tích trận Điện Biên Phủ đang có một sự đổi mới lớn, khi Chính phủ Việt Nam muốn đưa nơi này thành một điểm du lịch thu hút du khách.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cơ quan báo chí các nước Lào, Campuchia, Tây Ban Nha, Mexico... cũng đưa tin ca ngợi về chiến thắng Điện Biên Phủ.

Báo Unidad y Lucha (Thống Nhất Và Đấu Tranh), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản nhân dân Tây Ban Nha (PCPE), đăng bài viết "70 năm sau trận Điện Biên Phủ", ca ngợi chiến công "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân Việt Nam.

Báo Voces Del Periodista của Mexico khẳng định: "Sau 70 năm, dư âm chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ 20".

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử của nhân dân 3 nước Đông Dương

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong những ngày qua trên các tờ báo lớn và các ấn phẩm báo chí của Lào như, Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và tờ Pathet Lao của Thông tấn xã Lào đều đăng trang trọng trên trang nhất các bài xã luận, bài viết ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bài xã luận trên báo Pasaxon số ra ngày 7/5 với tiêu đề "Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ", nhấn mạnh Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao, là sự thử thách sức mạnh toàn diện, ác liệt, khắc nghiệt nhất trong nhiệm vụ cứu quốc của Quân đội nhân dân Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân xâm lược kiểu cũ và sự can thiệp, viện trợ của đế quốc kiểu mới.

Truyền thông quốc tế đưa tin về lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ- Ảnh 3.

Bài viết về Chiến thắng Điện Biên Phủ đăng trên tờ Voces Del Periodista của Mexico (Ảnh: TTXVN)

Bài báo khẳng định, tất cả thắng lợi vĩ đại trên chiến trường của 3 nước Lào-Việt Nam-Campuchia đã buộc địch rơi vào thế bế tắc và ngày càng suy yếu. Cuộc đấu tranh của nhân dân 3 nước Đông Dương càng chiến đấu lực lượng cách mạng lại càng mạnh và giành thế chủ động, lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tinh thần đoàn kết liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương ngày càng được thắt chặt hơn.

Bài xã luận khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam mà còn là chiến thắng của cả nhân dân Lào và Campuchia đã liên minh chiến đấu chống lại kẻ thù chung để giải phóng dân tộc. Chiến thắng này dập tắt ý chí xâm lược của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, buộc chính quyền thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneva 1954 về đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

Kết thúc bài xã luận, Cơ quan ngôn luận Đảng Nhân dân Cách mạng Lào một lần nữa nhấn mạnh Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu giữa Lào và Việt Nam, là sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau để cùng chiến thắng chống kẻ thù chung.

Trên trang nhất của báo Pathet Lao số ra ngày 7/5 có tiêu đề "Chiến thắng Điện Biên Phủ là kim chỉ nam trong việc giải phóng và thành lập nước Lào". Mở đầu bài báo viết "hôm nay là ngày có ý nghĩa lịch sử của nhân dân 3 nước Đông Dương - Lào, Việt Nam và Campuchia".

Bài viết cho biết Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng rực rỡ nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân của dân tộc Việt Nam anh hùng, được lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới ghi nhận trong thế kỷ XX. Chiến thắng Điện Biên Phủ còn là điểm tựa vững chắc và là tấm gương sáng để các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột và ách thống trị của thực dân kiểu cũ ở nhiều nơi trên thế giới.

Bài viết cũng chỉ ra 4 bài học quý báu từ Chiến thắng Điện Biên Phủ để thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào lúc bấy giờ gồm cách huy động tinh thần yêu nước; cách phát huy tính độc lập dân tộc; cách tạo dựng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và cách phối hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sự giúp đỡ hỗ trợ các nước láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế.

Kết thúc, bài báo khẳng định tất cả những bài học trên chính là lý luận soi đường, là bài học thực tiễn sinh động mà các chiến sĩ cách mạng Lào đã vận dụng một cách linh hoạt vào trong cách mạng Lào và cũng là minh chứng trong thực tế việc thành lập nước CHDCND ở thời điểm đó.

Cũng trên trang nhất báo Pathet Lào số ra ngày 6/5 có bài viết với tiêu đề "Cùng duy trì truyền thống đoàn kết liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam vào sứ mệnh phát triển đất nước".

Bài viết chỉ ra những bài học lịch sử về truyền thống hữu nghị, tình đoàn kết giữa nhân dân 3 nước Đông Dương, đặc biệt là liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào từ trong chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Bài viết nhấn mạnh: "Để phát huy những truyền thống trên chúng ta cần tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đồng lòng chung sức khắc phục mọi khó khăn gian khổ đánh bại kẻ thù; phát huy nội lực, đề cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ để giành chiến thắng; kế thừa và phát triển bài học về tôn trọng thực tế, nắm vững quan điểm thực tiễn, kịp thời sáng tạo trong hành động để đạt được mục đích cao nhất; tăng cường đoàn kết, mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước anh em, bạn bè quốc tế; sát cánh bên nhau".

Ngoài ra, trên các Đài phát thanh Quốc gia, Đài truyền hình Quốc gia của Lào còn dành nhiều thời lượng để đăng tải nhiều tin, bài liên quan các hoạt động có ý nghĩa chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; đồng thời cũng dành nhiều lời ca ngợi về chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" này.

Trong những ngày này, cùng với báo chí quốc tế đưa nhiều tin và bài viết về Chiến thắng Điện Biên Phủ, Thông tấn xã Campuchia (AKP) đăng bài về những hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - sự kiện lịch sử của nhân dân Việt Nam.

Ngày 6/5, Trang thông tin điện tử của AKP đăng bài "Thủ tướng Việt Nam kêu gọi cả nước hướng về Điện Biên anh hùng".

Bài báo trích lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương và xã hội, góp phần xây dựng Điện Biên ngày càng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.

Về ý nghĩa to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, Giáo sư, Tiến sĩ Vong Sotheara, Trưởng khoa Lịch sử Khmer và Đông Nam Á, Đại học Hoàng gia Phnom Penh nêu lại chặng đường đấu tranh gian khổ chống thực dân Pháp của cách mạng Việt Nam cũng như của các lực lượng yêu nước Campuchia và Lào.

Theo đó, lực lượng bộ đội Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được sự ủng hộ của nhân dân đã tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và giành chiến thắng mang tính quyết định trong trận Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954.

Giáo sư, Tiến sĩ Vong Sotheara cũng nêu lại ý nghĩa to lớn của tình đoàn kết, khi Campuchia hỗ trợ Việt Nam đấu tranh chống đế quốc xâm lược, thống nhất đất nước; sau đó Việt Nam giúp Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, khôi phục hòa bình và phát triển đất nước.

"Thế hệ trẻ ba nước Đông Dương cần học hỏi để hiểu biết về nhau, về đất nước và con người ở mỗi quốc gia. Chúng ta cần phải phát huy những thành quả có được nhờ tình đoàn kết, hữu nghị. Hòa bình, độc lập, tự do có được là nhờ xương máu của những thế hệ đi trước", nhà nghiên cứu lịch sử nhấn mạnh.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Trận chiến trên xe thồ

Điện Biên Phủ: Trận chiến trên xe thồ" là nhan đề một bài viết đăng tải ngày 7/5 trên nhật báo Granma – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba – nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, trong bài viết, tác giả Delfín Xiqués Cutiño khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Hai kỳ tích nói lên đặc thù chiến tranh nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ là chiếc xe đạp thồ và kéo pháo bằng sức người ra mặt trận. Toàn dân Việt Nam đã cùng các chiến sĩ tham gia một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Chiến dịch Điện Biên Phủ: tiếp tế cho tiền tuyến.

Tướng Henri Navarre từng nhận định: "Lực lượng của Tướng Giáp sẽ không thể có được tiếp viện vũ khí, đạn dược và lương thực. Phải mang hàng nghìn tấn hàng, xuyên hàng trăm km rừng rậm để tiếp viện cho một lực lượng chiến đấu khoảng 50.000 người là một thử thách không thể vượt qua".

Nhà báo Cutiño nhận định, người Việt vốn thành thạo nghệ thuật ngụy trang và thực dân Pháp đã sai lầm khi đánh giá thấp những con người nhỏ bé, gầy gò, đi dép cao su, những người tưởng chừng chẳng có sức mà cầm súng trường chiến đấu chống lại đội quân xâm lược tinh nhuệ, chứ đừng nói đến đánh bại "tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có ở Đông Dương". Người Việt triển khai tiếp tế rất đơn giản thông qua hàng trăm con đường kéo dài từ Thanh Hóa về phía Đông Bắc, những con đường tưởng chừng không thể đi qua.

Báo Granma mô tả, giống như đàn kiến cần mẫn vận chuyển những mảnh thức ăn về tổ, người Việt Nam đã vận chuyển lương thực, vật tư và vũ khí ra mặt trận để hỗ trợ các chiến sĩ Điện Biên mà không hề bị phát hiện. Hàng vạn chiếc xe đạp đã được sửa đổi và cải tiến để có thể chở được hơn 150 kg, tương đương với khả năng mang vác của 5 người, tốc độ nhanh hơn và có thể vận chuyển được các vật liệu cồng kềnh, chất lỏng như xăng, dầu. Các đoàn thuyền tam bản, ngựa và bò cũng được sử dụng trong nhiệm vụ này.

Đặc biệt, điều bất ngờ nhất đã xảy ra khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra quyết định hậu cần táo bạo: tháo dỡ các khẩu pháo để những "chú kiến" vận chuyển từng mảnh xuyên rừng rậm, đến các hang động trong núi bao quanh căn cứ, hướng nòng pháo đã được ngụy trang vào kẻ thù.

Vận chuyển pháo dọc theo đường mòn thực sự là một kỳ tích. Những con người nhỏ bé mà Bộ Chỉ huy Pháp đánh giá thấp lại có khả năng vận chuyển tới 40 khẩu pháo 75mm nặng 2,4 tấn mỗi khẩu và súng cối 120mm vào trận địa trên đường quân sự khúc khuỷu, hẹp, trơn, lầy lội, có độ dốc lớn; qua nhiều rừng rậm, núi cao, bên vực sâu hiểm trở, trong điều kiện không quân, pháo binh địch đánh phá ác liệt.

Khi tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết trong hồi ký Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử: "Vận tải xe thồ đã trở thành binh chủng vận tải quan trọng thứ hai, đứng sau xe cơ giới".

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)