Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam- Ảnh 1.

 

Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT có những điểm mới so với Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT như sau:

Sửa trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Sửa mẫu giấy công nhận theo hướng linh hoạt và phù hợp với thực tế tình trạng hồ sơ công nhận văn bằng.

Thủ tục công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn

Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT khi có hiệu lực thi hành sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong việc thực hiện thủ tục công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Cụ thể, người có nhu cầu công nhận văn bằng và cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng sẽ thực hiện thủ tục này theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Người đề nghị công nhận văn bằng có thể tải hồ sơ lên Cổng dịch vụ công trực tuyến mà không cần đến trực tiếp nộp hồ sơ. Quá trình xử lý hồ sơ, trong đó có thời hạn xử lý hồ sơ, sẽ được cập nhật để người đề nghị công nhận văn bằng theo dõi, tránh tình trạng hồ sơ quá hạn mà không có lý do.

Cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến để người đề nghị công nhận văn bằng thực hiện việc thanh toán lệ phí công nhận văn bằng.

Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến. Nếu người đề nghị công nhận văn bằng có nhu cầu, kết quả sẽ được trả qua đường bưu chính hoặc trực tiếp.

Người có văn bằng có thể đánh giá sự hài lòng đối với dịch vụ sau khi sử dụng và góp ý đối với dịch vụ qua thư điện tử. Thời gian thực hiện thủ tục công nhận văn bằng sẽ được rút ngắn đáng kể.

Bộ GD&ĐT cho biết, để có thời gian cho các địa phương (Sở GD&ĐT) chuẩn bị các điều kiện cần thiết (phần mềm, máy chủ, trang thiết bị,...), Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/11/2024.

Việc ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT nhằm thực hiện Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm thực hiện tốt chủ trương về chuyển đổi số và tăng cường áp dụng dịch vụ công trực tuyến, đồng thời tạo thuận lợi hơn cho người dân, giải quyết kịp thời việc công nhận văn bằng.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Từ 18/7/2024, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học không giới hạn số lần

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 1957/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Theo đó, từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển (NVXT) không giới hạn số lần.

Từ 18/7/2024, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học không giới hạn số lần- Ảnh 1.

 

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa) thông tin của thí sinh trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung (Hệ thống).

Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia);

Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào tất cả các cơ sở đào tạo (CSĐT) đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại đề án tuyển sinh của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký).

Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển.

Nộp lệ phí xét tuyển từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024

Thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; thời gian nộp từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024.

Các thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin khu vực Phụ lục VI và đối tượng ưu tiên của thí sinh (nếu có).

Bộ GD&ĐT lưu ý, thí sinh tìm hiểu kỹ tài liệu hướng dẫn và phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển; thí sinh chưa rõ các nội dung khai báo, nộp lệ phí xét tuyển có thể liên hệ với cán bộ tại các điểm tiếp nhận hoặc cán bộ của CSĐT trực các số điện thoại hỗ trợ công tác tuyển sinh để được hướng dẫn.

Xác nhận nhập học đợt 1 chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 27/8/2024

Đối với thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, từ ngày 22/7/2024 đến 17 giờ 00 ngày 31/7/2024, thí sinh có thể xác nhận nhập học trên Hệ thống (những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được tiếp tục đăng ký NVXT, trừ các trường hợp được thủ trưởng CSĐT cho phép không nhập học). Trong trường hợp chưa xác định nhập học, thí sinh có thể tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia như các thí sinh khác để các CSĐT xét tuyển, nếu trúng tuyển thí sinh sẽ xác nhận nhập học theo lịch chung.

Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 27/8/2024, tất cả các thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống.

Từ ngày 28/8/2024 đến tháng 12/2024, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của CSĐT, thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của CSĐT (nếu CSĐT xét tuyển bổ sung). Thí sinh đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được thủ trưởng CSĐT cho phép không nhập học.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tuyển sinh 2024: Thí sinh chính thức đăng kí thi tốt nghiệp THPT

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.

Tuyển sinh 2024: Thí sinh chính thức đăng kí thi tốt nghiệp THPT- Ảnh 1.

Cổng đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến - Ảnh: VGP/NN

Theo đó, Bộ GD&ĐT quy định, tất cả thí sinh lớp 12 năm học 2023-2024 phải đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến trên hệ thống quản lý thi của Bộ qua địa chỉ (http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn); thí sinh tự do đăng ký trực tiếp tại các điểm thu nhận hồ sơ do Sở GD&ĐT quy định.

Trước đó, từ ngày 24-28/4, Bộ đã mở cổng đăng ký thử trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo đúng quy trình.

Cục Quản lí chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, trong 5 ngày tổ chức đăng kí thử dự thi trực tuyến có khoảng gần 650.000 thí sinh đăng kí thử dự thi. 

Hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT tạo chạy ổn định, bảo đảm cho các thí sinh đăng kí thử dự thi thành công, mọi công tác chuẩn bị trước ngày đăng ký dự thi chính thức đã hoàn tất đúng quy trình.

Từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng kí dự thi chính thức. 

Bộ GD&ĐT không tổ chức phân luồng đăng kí dự thi, thí sinh trên cả nước có thể cùng vào đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5 cho đến hết ngày đăng kí như quy định.

Cổng đăng ký trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở trong 9 ngày, tuy nhiên thực tế những năm gần đây chỉ khoảng trong 5-6 ngày đầu tiên thí sinh đã hoàn thành đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến.

Được biết, Bộ GD&ĐT luôn trực hệ thống cùng bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ các Sở GD&ĐT, các trường THPT trong thời gian thí sinh đăng kí dự thi.

Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra trong hai ngày 27-28/6. Thí sinh sẽ làm 5 bài thi, gồm 3 bài độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn); 1 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên gồm các môn thi thành phần Vật lý, Hóa học, Sinh học; 1 bài thi tổ hợp khoa học xã hội gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT hoặc các môn thi thành phần lịch sử, địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tuyển sinh 2024: Quy đổi IELTS vào các trường đại học như thế nào

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tiếp tục như các mùa tuyển sinh gần đây, năm nay nhiều trường đại học cho phép thí sinh quy đổi điểm IELTS trong tuyển sinh đầu vào.

Tuyển sinh 2024: Quy đổi IELTS vào các trường đại học như thế nào- Ảnh 1.

Quy đổi điểm IELTS sang điểm tiếng Anh của một số trường đại học năm 2024

Trường đại học Ngoại thương năm nay chỉ xét điểm IELTS từ 6.5 trở lên. Thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.5 được quy đổi thành 8,5 điểm môn tiếng Anh khi xét đại học, 7.0 quy đổi thành 9 điểm, 7.5 tương đương 9,5 điểm, 8.0 mới được 10 điểm.

Tại Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM), IELTS 6.0 được quy đổi 10 điểm môn tiếng Anh, IELTS 5.5 được quy đổi 9 điểm và IELTS 5.0 được quy đổi 8 điểm khi xét tuyển.

Trường đại học Mở TPHCM quy định IELTS 4.5 được quy đổi 7 điểm môn tiếng Anh. IELTS 5.0 được quy đổi 8 điểm. IELTS 5.5 được quy đổi 9 điểm. IELTS 6.0 trở lên được quy đổi 10 điểm.

Trường Đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng dành 6% chỉ tiêu xét tuyển đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương. Trường yêu cầu điểm IELTS phải đạt từ 6.5 trở lên đối với ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt và Dược học, hoặc từ 5.5 trở lên đối với ngành còn lại.

Đồng thời, thí sinh cần đảm bảo tổng điểm 2 môn trong tổ hợp xét tuyển tương ứng với ngành học (bắt buộc phải có môn Toán) tối thiểu 16 điểm (đối với ngành Y khoa, Dược học và Răng hàm mặt) hoặc tối thiểu 14 điểm (đối với các ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học và Điều dưỡng).

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ với kết quả học tập bậc THPT với học sinh các trường THPT chuyên trên toàn quốc tốt nghiệp THPT năm 2024; có điểm trung bình chung học tập mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8 điểm trở lên; có điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8 điểm trở lên (tính trung bình chung của 3 môn, làm tròn đến một chữ số thập phân).

Đồng thời, thí sinh trong các chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng điều kiện sau:

Tuyển sinh 2024: Quy đổi IELTS vào các trường đại học như thế nào- Ảnh 2.

Ảnh: VGP/NN

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định- Ảnh 1.

 

Thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), cụ thể hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải. Triển khai thực hiện NDC là trách nhiệm của các quốc gia để thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trong đó có mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp. Để bảo đảm thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 theo NDC và đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.

Phát triển thị trường các-bon và các cơ chế quản lý, trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí hợp lý, thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thu nhập của người dân tham gia các dự án giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng. Tại Việt Nam, từ giữa những năm 2000 đến nay đã có nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện các chương trình, dự án tạo tín chỉ các-bon và trao đổi tín chỉ các-bon ra thế giới trên thị trường tự nguyện, đặc biệt là tín chỉ các-bon từ các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM). Tuy nhiên, trong thời gian qua, có nhiều thông tin, dư luận xã hội chưa thực sự đầy đủ, toàn diện, chính xác về thị trường các-bon và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon, đặc biệt là hoạt động tạo tín chỉ, quản lý tín chỉ các-bon từ rừng và một số lĩnh vực khác. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, người dân hiểu chưa đúng đắn về thị trường các-bon và phương thức tạo tín chỉ các-bon để có thể giao dịch trên thị trường.

Quản lý tín chỉ các-bon bao gồm việc xây dựng và tổ chức triển khai các quy định về cơ chế quản lý việc tạo tín chỉ và trao đổi, mua bán tín chỉ các-bon theo hình thức tự nguyện hoặc bù trừ cho hạn ngạch phát thải khí nhà kính; là cơ sở cho phát triển thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường thế giới. Việc trao đổi, mua bán tín chỉ các-bon và kết quả giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Khẩn trương ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực

Để tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường các-bon, đảm bảo thực hiện NDC, hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người dân và các đối tác tham gia, đồng thời cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ về thị trường các-bon và phương thức tạo tín chỉ các-bon để có thể giao dịch trên thị trường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 

1. Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường:

a) Khẩn trương ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ (Phụ lục IV) và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo đạt mục tiêu cam kết theo NDC, hoàn thành trong Quý III năm 2024;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ các-bon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải theo NDC; đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường các-bon của một số lĩnh vực;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tuyên truyền sâu rộng về các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện NDC, phương thức tạo tín chỉ các-bon, tham gia thị trường các-bon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường các-bon tuân thủ.

Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ các-bon

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ các-bon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường các-bon trong nước, trao đổi với quốc tế;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, trong đó có các quy định về quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon trong nước và ra nước ngoài, trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 7 năm 2024.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan và địa phương có rừng khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan và các địa phương có rừng xác định tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC để làm cơ sở cho các hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon rừng với các đối tác quốc tế; hoàn thành trước ngày 31 tháng 10 năm 2024; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ các-bon rừng và quy định chi tiết đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng hấp thụ các-bon rừng; xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ các-bon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động quản lý, mua bán, trao đổi chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia, đề xuất quy định quản lý (nếu có) và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 năm 2024.

Hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mục tiêu tổ chức, vận hành thí điểm và chính thức đã đề ra; nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển thị trường các-bon.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, các đài phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), phương thức tạo tín chỉ các-bon, tham gia thị trường các-bon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường các-bon tuân thủ.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung uơng:

a) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia theo NDC; rà soát, đánh giá hiện trạng các hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn để đánh giá tiềm năng tạo tín chỉ các-bon, trao đổi tín chỉ các-bon;

b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan rà soát, yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trên địa bàn thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin về chương trình, dự án, số lượng tín chỉ các-bon được tạo ra và trao đổi gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp theo quy định;

c) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan triển khai các chương trình truyền thông về trách nhiệm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia theo NDC, phương thức tạo tín chỉ các-bon, tham gia thị trường các-bon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường các-bon tuân thủ.

8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trung bình (0 Bình chọn)