|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Lịch sử hình thành vùng đất và con người xã Đông Phú gắn liền với quá trình hình thành vùng đất Bắc Giang - miền đất cổ có từ thời vua Hùng dựng nước. Trải qua các triều đại phong kiến với nhiều thay đổi tên gọi, đến đầu thế kỷ XIX, xã Đông Phú thuộc trong xã Tam Dị, tổng Tam Dị, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang. Tổng Tam Dị gồm 8 xã: Tam Dị, Đại Lãm, Bảo Lộc, Lôi An, Hảo Hoa, Phú Lãm, Thanh Giã, Yên Thiện. Đầu thế kỷ XX, tổng Tam Dị thuộc huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang gồm 8 xã: Tam Dị, Đại Lãm, Lôi An, Phất Lộc, Phú Lãm, Yên Thiện, Thanh Giã, Hòa Phú (trước là Hào Hoa). Tổng Tam Dị này sáp nhập vào huyện Lục Ngạn từ 11/5/1917. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, tổng Tam Dị thuộc huyện Lục Ngạn gồm 6 xã: Tam Dị, Phú Lãm, Thanh Giã, Hào Phú, Phú Yên (trước là xã Lôi Yên) đổi thành Phú Yên từ tháng 8/1915), Đại Lãm. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, các thôn của xã Đông Phủ khi đó thuộc xã Tam Dị, huyện Lạng Giang.

Lịch sử hình thành vùng đất và con người xã Đông Phú gắn liền với quá trình hình thành vùng đất Bắc Giang - miền đất cổ có từ thời vua Hùng dựng nước. Trải qua các triều đại phong kiến với nhiều thay đổi tên gọi, đến đầu thế kỷ XIX, xã Đông Phú thuộc trong xã Tam Dị, tổng Tam Dị, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang. Tổng Tam Dị gồm 8 xã: Tam Dị, Đại Lãm, Bảo Lộc, Lôi An, Hảo Hoa, Phú Lãm, Thanh Giã, Yên Thiện. Đầu thế kỷ XX, tổng Tam Dị thuộc huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang gồm 8 xã: Tam Dị, Đại Lãm, Lôi An, Phất Lộc, Phú Lãm, Yên Thiện, Thanh Giã, Hòa Phú (trước là Hào Hoa). Tổng Tam Dị này sáp nhập vào huyện Lục Ngạn từ 11/5/1917. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, tổng Tam Dị thuộc huyện Lục Ngạn gồm 6 xã: Tam Dị, Phú Lãm, Thanh Giã, Hào Phú, Phú Yên (trước là xã Lôi Yên) đổi thành Phú Yên từ tháng 8/1915), Đại Lãm. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, các thôn của xã Đông Phủ khi đó thuộc xã Tam Dị, huyện Lạng Giang.

Ngày 21/01/1957, cùng với huyện Lục Nam, thực hiện Nghị định số 024-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh địa giới và chia huyện tại tỉnh Bắc Giang, xã Tam Dị được tách thành hai xã: Xã Tam Dị và xã Tân Lập. Ngày 27/10/1962, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa II quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh thành tinh Hà Bắc. Xã Tân Lập thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Hà Bắc.

Đến năm 1971, để tránh những nhầm lẫn do trùng tên với xã Tân Lập của huyện Lục Ngạn, Đảng ủy và chính quyền xã Đông Phú đã đề nghị đổi tên xã Tân Lập thành Đông Phú với mong muốn và ước nguyện xây dựng xã ngày càng đông đúc và trù phú. Tên xã Đông Phú chính thức được thay đổi và duy trì cho đến ngày nay.

Đông Phú là xã miền núi của huyện Lục Nam. Phía đông giáp với xã Đông Hưng có dấu tích thành nhà Mạc xưa ngăn cách từ bắc sang nam; phía tây giáp xã Tam Dị; phía nam giáp xã Tiên Nha; phía bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Xã có địa hình đa dạng, có núi, đồi, đập, có các vùng thung lũng nhỏ hẹp, độc nước, ruộng nương xen kẽ núi, đồi. Núi Một, theo truyền thuyết là một trong 99 con voi hướng về Thăng Long của vòng cung Đông Triều. Địa hình của xã phong phú đa dạng. Chiều rộng kéo dài 4km từ Đông sang Tây. Chiều dài 6km kéo dài từ Bắc đến Nam.

Tổng diện tích tự nhiên của xã khoảng 2.632,61ha, trong đó: đất nông nghiệp là 2.200,17ha; đất phi nông nghiệp là 392,16 ha, còn lại là đất chưa sử dụng

Toàn xã có 17 thôn với 2.934 hộ dân, 11.011 khẩu (năm 2022). Gồm 9 dân tộc chủ yếu chung sống, như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa,... Tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 22,32% dân số. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và chăn nuôi.

Đảng bộ xã được thành lập 5/1963 (lúc đó được gọi là Đảng bộ xã Tân Lập). Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Đảng bộ xã có 22 Chi bộ trực thuộc với 320 đảng viên.

Trên địa bàn xã có 03 trường học (THCS, trường Tiểu học, trường Mầm non) và 01 Trạm Y tế, đã đáp ứng được cơ bản các nhu cầu về y tế, giáo dục của nhân dân.

* Một số kết quả nổi bật đạt được trong những năm qua:

- Tình hình phát triển sản xuất hàng năm được chú trọng quan tâm, cây rau màu phát triển tốt, ước thu năm 2023 đạt 93 tỷ đồng.

- Trên địa bàn xã có 04 thôn thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất.

- 3/3 trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 1, 2; Y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo Quyết định số 717/QĐ-UBND ngày 13/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.

- Năm 2020 trên địa bàn xã có thôn Thanh Sơn đạt chuẩn thôn Nông thôn kiểu mẫu theo Quyết định số 6652/QĐ-UBND ngày 29/10/2020 của Chủ tịch UBND huyện Lục Nam.

- Tỷ lệ hộ nghèo: năm 2021 là 2,89%, đến 2022 giảm xuống còn 2,1%.

- Hàng năm có từ 13 đến 14 thôn đạt Làng Văn hoá, 100% cơ quan đạt CQVH.

- Xã có 04 Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh được công nhận là: Chùa Long Khánh (thôn Tân Tiến), Đinh Gẵn (thôn Gẵn), Đình Rìa (thôn Trong), Đình Va (thôn Va).

- Đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnh, Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đạt tiên tiến và tiên tiến xuất sắc.

- Trong những năm qua, Cán bộ và nhân dân xã Đông Phú đã được UBND tỉnh, các Sở, UBND huyện tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen trong các phong trào thi đua yêu nước.

- Ngày 01/10/2021, xã được UBND tỉnh Bắc Giang công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2021 tại Quyết định số 1992/QĐ-UBND

BỘ MÁY TỔ CHỨC.

- Tổng biên chế CBCC là 22 người, trong đó Đại học 19, Trung cấp 03 người.

- Số máy thường trực của UBND xã : …………….

 

 

Bản đồ Xã Đông Phú Bản đồ Xã Đông Phú

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 10,698
Tổng số trong ngày: 38
Tổng số trong tuần: 260
Tổng số trong tháng: 522
Tổng số trong năm: 5,135
Tổng số truy cập: 14,668