Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri các tỉnh: Bắc Giang, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Dương, Long An, Tiền Giang gửi tới trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Nội dung kiến nghị: “Đề nghị tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm tạo điều kiện, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người tham gia bảo hiểm; hạn chế tình trạng rút BHXH một lần, tình trạng người sử dụng lao động đăng ký cho người lao động với mức lương đóng BHXH thấp hơn mức lương thực nhận (mức đóng bằng mức lương tối thiểu vùng) ảnh hưởng đến mức lương hưu của người lao động; tăng cường chế tài xử lý người sử dụng lao động chây ì, trốn đóng BHXH. Đồng thời bổ sung quy định bảo vệ quyền lợi người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động đã thu tiền đóng BHXH của người lao động, tuy nhiên không nộp cho cơ quan BHXH; cho phép người lao động thừa năm đóng BHXH nhưng thiếu tuổi nghỉ hưu được hoán đổi thời gian dôi dư để hưởng hưu trí tối đa 75%”.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

“Đối với dự thảo dự án Luật BHXH (sửa đổi):

+ Hiện nay, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) tại Điều 77 có đưa ra 02 phương án là rút 01 lần và phương án rút tối đa không quá 50%, hầu hết các ý kiến cử tri đề nghị nên giữ phương án 01 là cho rút 01 lần, giữ nguyên quy định cũ là sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút một lần, nếu áp dụng mới thì kiến nghị áp dụng mới cho người lao động có quan hệ lao động bắt đầu từ năm mà dự thảo Luật BHXH có hiệu lực (Luật BHXH hiện nay áp dụng cho người lao động đã có quan hệ lao động trước năm 2025). Cử tri cho rằng, qua theo dõi nhiều các bình luận trên các trang mạng xã hội thì đa số người lao động không đồng tình phương án 2, vì đây là nguồn tài sản tích lũy của người lao động trong quá trình lao động.

+ Nếu quy định về việc tăng tuổi nghỉ hưu phải có quy định bảo đảm được việc làm cho tất cả người lao động tham gia đóng BHXH, vì quy định tuổi hưởng lương hưu nhưng lại không có quy định nào bảo vệ người lao động trên 45 tuổi không bị mất việc. Có trường họp khi người lao động mất việc mà chỉ đến tuổi hưởng lương hưu thì việc kiếm tiền để sống là cả một vấn đề, đó cũng là nguyên nhân khiến người lao động buộc phải rút BHXH một lần khi mà tiền tích lũy không có.

+ Cần chia đối tượng lao động thành nhiều loại ngành, nghề để áp dụng thời đim nghỉ hưu sao cho phù hợp với thực tiễn, không đánh đồng với người lao động nặng nhọc, độc hại, vùng sâu vùng xa với người lao động thuộc các ngành, nghề nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, nhiều trường hợp công nhân không còn đủ sức khỏe đ làm việc đến độ tui từ 60 tuổi đến 62 tuổi; đồng thời nhiều công nhân không tìm được việc ở độ tuổi từ 40 tuổi đến 52 tuổi; nhiều doanh nghiệp sa thải công nhân trên 40 tui và không tuyn công nhân lớn tui.

+ Cử tri kiến nghị cần xem xét nâng mức trợ cp cho trẻ em dưới 18 tuổi là con người hưởng lương hưu mất sớm.

+ Cử tri đề nghị thống nhất về cách tính lương hưu giữa lao động ở khu vực doanh nghiệp và người lao động trong khu vực công.

+ Cử tri cho rằng dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) tác động nhiều đến hoạt động an sinh xã hội vì vậy nếu còn quá nhiều ý kiến khác nhau, đề nghị ban soạn thảo cân nhắc xem xét các quy định thật kỹ.

+ Cử tri cho rằng theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH (sửa đi) mức hưởng trợ cấp thai sản đối với người tham gia BHXH tự nguyện 2.000.000 đồng cho một con mới sinh là quá thấp, chưa thực sự phù hợp, do đó kiến nghị xem xét đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thai sản đối với diện tham gia BHXH tự nguyện.

+ Cử tri cho rằng quy định về mức hưởng lương hưu tại Điều 73 của dự thảo Luật BHXH (sửa đi) là thấp; mức lương hưu phải đảm bảo mức sống tối thiu. BHXH không thể áp dụng mức trích nộp lúc ban đầu tham gia để tính bình quân cho mức đóng hiện tại. Cử tri đ nghị BHXH nên quan tâm người lao động áp dụng mức sống lúc về hưu là đảm bảo đời sng cơ bản để tính toán; không thể áp dụng mức đóng của năm 2000 đ tính mức sống mức sng của năm 2023.

+ Theo khoản 1 Điều 37 quy định về căn cứ đóng BHXH bắt buộc, dự thảo Luật đưa ra 02 phương án quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đi với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Cử tri cho rng đối với Phương án 2, xác định các khoản tiền “có liên quan ” và “không liên quan ” đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đng lao động là rất khó, thiếu cơ sở đ xác định và dễ rơi vào cảm tính. Vì vậy, nên chọn Phương án 1, theo đó Hp đồng lao động là căn cứ pháp lý quan trọng đ xác định các khoản, mục nào được tính đóng BHXH và giải quyết tranh chấp của các bên (nếu có).

+ Cử tri thống nhất với nội dung quy định tại Điều 44 về xử lý vi phạm trốn đóng BHXH. Tuy nhiên, cần b sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia BHXH bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

+ Cử trì cho rằng Điều 75 và Điều 107 trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định về trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu trùng nhau nên gộp lại thành 01 điều. Đồng thời, kiến nghị áp dụng phương án 2 đối với Điều 75 vì khi đó mức hưởng trợ cấp cho mi năm đóng BHXH sẽ tính 2 tháng lương thay vì 0,5 tháng lương như hiện tại.

+ Điều 90 dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định về trợ cp mai táng, cử tri kiến nghị nên giữ lại bằng 10 lần mức lương cơ sở chứ không quy định số tiền là 14.900.000 đồng.

+ Điều 92 quy định về mức trợ cấp tuất hàng tháng, cử tri kiến nghị nên quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) theo mức lương cơ sở chứ không quy định s tiền cụ thể là 900.000 đồng hay là 1.260.000 đồng, vì hàng năm đều bị trượt giá.

+ Cử tri quan tâm về các chế độ hưởng lương hưu (phương án giảm năm đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm thì phải giảm tui nghỉ hưu cho người lao động: nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi như quy định trước đây) ” (Kiến nghị s 72).

Đối với quy định về BHXH một lần tại điểm đ khoản 1 Điều 77 dự thảo Luật BHXH (sửa đi), cử tri thống nhất với phương án 1 “đ) Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm Cử tri cho rng đời sng người lao động hiện còn gặp nhiều khó khăn, do đó, việc được rút BHXH một lần sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn đ người lao động có thêm phần kinh phí trang trải cuộc sống thay vì chỉ được rút 50% và bảo lưu để hưởng chế độ BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu như quy định tại phương án 2” (Kiến nghị s 74).

“Cử tri phản ánh việc quy định thời gian “20 năm đóng BHXH” tại điểm a khoản 1 Điều 60 Luật BHXH hiện hành đang là một trong những nguyên do chủ yếu khiến nhiều người lao động rút BHXH một lần. Do đó, cử tri kiến nghị cần xem xét điều chỉnh, sửa đi, b sung quy định phù hợp với tình hình thực tiễn, có giải pháp tuyên truyền, h trợ người lao động hạn chế rút BHXH một lần nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, đồng thời đảm bảo thực hiện hiệu quả lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân và n định quỹ BHXH” (Kiến nghị số 75).

Hiện nay, khi người lao động đã xác định không muốn tiếp tục làm việc trong các nhà máy hoặc muốn nhưng không được làm việc do các doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng mà số năm tham gia BHXH chưa đủ 20 năm để được hưởng lương hưu hàng tháng thì giải pháp mà đa s người lao động lựa chọn là sẽ rút BHXH một lần. Đ khắc phục tình trạng trên, đề nghị tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đi, b sung Luật BHXH theo hướng sau: cần chia thời gian đóng bảo hiểm đủ điều kiện nhận lương hưu với nhiều mức 10 năm, 15 năm, 20 năm hoặc hơn; tương ứng với s năm đó là tỉ lệ nhận lương hàng tháng tăng theo tỉ lệ số năm cao thì nhận được cao. Đồng thời cần có quy định cụ thể về cách tính tỉ lệ trượt giá sao cho công bằng với các hình thức đầu tư” (Kiến nghị số 77).

“Kiến nghị tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật BHXH hiện hành theo hướng:

+ Tại Điều 18, Luật này b sung thêm khoản 9 “người lao động được yêu cầu cơ quan BHXH chốt thời gian tham gia BHXH”, vì có một số trường hợp người sử dụng lao động không làm thủ tục chốt thời gian đóng BHXH cho người lao động, gây khó khăn cản trở người lao động hưởng các quyn lợi theo quy định của pháp luật.

+ Giảm thời gian tham gia BHXH của người lao động từ đủ 20 năm xuống còn đủ 15 năm đ được hưởng trợ cấp hàng tháng(Kiến nghị số 81).

“Cử tri phấn khởi trước thông tin dự thảo Luật BHXH sửa đổi đang trình lấy ý kiến sẽ điều chỉnh thời gian tham gia BHXH để được hưởng lương hưu hằng tháng giảm từ 20 năm xuống còn 15 năm. Tuy nhiên, cử tri còn băn khoăn việc quy định như trên có làm ảnh hưởng gì đến mức hưởng lương hưu hay không. Đồng thời, cử tri cho rằng, chính sách về BHXH hiện nay chưa thật sự thu hút người lao động tham gia; cử tri kiến nghị khi sửa Luật BHXH cần quan tâm quy định mức lương hưu và các chính sách có lợi hơn cho người lao động. ” (Kiến nghị số 85).

“Kiến nghị nghiên cứu, tham mưu Chính phủ trình xem xét điều chỉnh, sửa đi, b sung Luật BHXH (sửa đi) nhằm đảm bảo an sinh xã hội, n định thị trường lao động và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay ” (Kiến nghị số 86).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Triển khai Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 06/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện dự thảo Luật BHXH (sửa đi) để trình Chính phủ, Quốc hội.

Nội dung kiến nghị của cử tri sẽ được trao đổi, thảo luận trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật BHXH (sửa đổi).

 

BGP.

Trung bình (0 Bình chọn)