> Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch trả lời kiến nghị của cử tri về việc đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Phúc đáp kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 15 – HĐND tỉnh khóa XVI về việc đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái hồ Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn) và Suối Mỡ (huyện Lục Nam), ngày 15/9/2009, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch có Công văn số 86/BC-SVHTTDL t

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 1997-2010 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 49/1998/QĐ-UB ngày 22/4/1998, 9 cụm, khu, điểm du lịch dự kiến đầu tư giai đoạn 1997-2010 trong đó có khu du lịch Suối Mỡ - huyện Lục Nam và khu du lịch hồ Khuôn Thần – huyện Lục Ngạn.

1. Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ - huyện Lục Nam

Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ - huyện Lục Nam là một quần thể thắng cảnh, một di tích lịch sử văn hóa; là điểm đến, điểm thăm quan du lịch lý thú. Năm 1988, Suối Mỡ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích lịch sử văn hóa; Hàng năm di tích này đều được trùng tu, tôn tạo.

Ngày 19/5/1998 quy hoạch tổng thể khu du lịch sinh thái Suối Mỡ - huyện Lục Nam giai đoạn 1998-2010 được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 581/QĐ-CT với diện tích khoảng 350 ha gồm các khu đất bao quanh và lân cận khu vực Suối Mỡ nằm trên địa bàn xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, chia ra: khu trung tâm đón tiếp và dịch vụ khoảng 100 ha, khu du lịch sinh thái khoảng 100 ha, khu vui chơi giải trí khoảng 150 ha.

Để thúc đẩy du lịch tỉnh nhà phát triển, Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh và UBND tỉnh đã chọn Suối Mỡ - Lục Nam làm khu du lịch đầu tiên của tỉnh để lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; Ngày 06/3/2002, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có Quyết định số 620a/QĐ-CT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Suối Mỡ và ngày 03/9/2003 Chủ tịch UBND tỉnh có Quyết định số 1307/QĐ-CT về việc phê duyệt bổ sung cho dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Mỡ - huyện Lục Nam nâng tổng mức đầu tư sau bổ sung là 14.681 triệu đồng. Giao cho Sở Thương mại và Du lịch làm chủ đầu tư và để đảm bảo cho công tác quản lý, đầu tư xây dựng và giám sát công trình được thuận lợi, Sở Thương mại và Du lịch đã ủy quyền cho Ban quản lý dự án xây dựng huyện Lục Nam trực tiếp giám sát công trình.

Quy mô dự án với các hạng mục công trình chủ yếu là: xây dựng các tuyến đường vành đai xung quanh khu du lịch có tổng chiều dài các tuyến là 5.532,5m, đường dạo trong khu du lịch là 645,5 ma; xây 02 kè tràn liên hợp qua suối; kè lát mái đảo hồ đền Trung; đào đất tạo bể tắm, kè lát mái và nạo vét lòng suối đoạn từ đền Hạ đến đền Trung; xây dựng 02 tuyết đường leo núi.

Khối lượng thực hiện công trình: Dự án được khởi công xây dựng từ quý 4/2002 đến nay các hạng mục công trình đã hoàn thành, tỉnh đã chỉ đạo cho nghiệm thu và bàn giao cho UBND huyện Lục Nam quản lý, khai thác. Tổng mức đầu tư đã thực hiện từ đầu dự án dến khi kết thúc là trên 20 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương hỗ trợ là 14.681 triệu đồng theo quyết định số 1307/QĐ-CT ngày 06/3/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh, còn lại là vốn ngân sách địa phương và vốn kết hợp giữa các công trình tạo nên như: thủy lợi, điện, nước… Ngoài ra UBND huyện Lục Nam đã sử dụng ngân sách để giải phóng mặt bằng với tổng số vốn trên 1.523 triệu đồng. Kết hợp với các ngành phát hành xổ số để xây dựng, chỉnh trang và sửa chữa một số hạng mục công trình như: trụ sở Ban quản lý, tôn tạo di tích…

Đến nay công trình đã phát huy hiệu quả tốt, thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm xin khảo sát lập dự án đầu tư. Lượng khách đến tham quan du lịch ngày một tăng: khi chưa được đầu tư lượng khách đến Suối Mỡ chủ yếu là khách đi lễ đền, khách tham quan du lịch chỉ có khoảng gần 6 ngàn lượt khách/năm. Sau khi được đầu tư hạ tầng du lịch, mỗi năm lượng khách đến Suối Mỡ đạt khoảng 40 ngàn lượt khách chưa kể khách đến vào dịp lễ hội và lễ đền.

Nhằm làm tốt công tác quản lý, khai thác và tuyên truyền quảng bá tạo ra đầu mối thống nhất để kêu gọi, khuyến khích thu hút đầu tư, kinh doanh du lịch có hiệu quả không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ ngơi của du khách. Để thúc đẩy cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh ta nói chung và khu du lịch sinh thái Suối Mỡ nói riêng, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện tốt sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Ngày 01/01/2006 UBND tỉnh quyết định thành lập BQL khu du lịch sinh thái Suối Mỡ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/6/2006 để quản lý khai thác và bảo vệ khu du lịch sinh thái Suối Mỡ - Lục Nam được phát triển một cách bền vững. Ban quản lý có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý khai thác khu du lịch sinh thái Suối Mỡ.

Như vậy, việc lựa chọn Suối Mỡ để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch là chủ trương đúng đắn đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tạo nên sự khởi sắc cho du lịch Bắc Giang.

Đầu tư xây dựng hạ tầng khu du tích sinh thái Suối Mỡ giai đoạn II

Xác định được lợi thế Suối Mỡ sau khi hoàn thành, bàn giao và đưa vào khai thác dự án xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái Suối Mỡ giai đoạn I, đồng thời kêu gọi khuyến khích đầu, UBND huyện Lục Nam đề nghị cho tiếp tục đầu tư hạ tầng giai đoạn II của Suối Mỡ. Ngày 25/8/2006 UBND tỉnh đã có công văn số 1859/UBND-KT đồng ý cho UBND huyện Lục Nam tiến hành khảo sát, lập dự án xây dựng đầu tư hạ tầng khu du lịch sinh thái Suối Mỡ giai đoạn II với 6 hạng mục như sau:

- Xây dựng hệ thống an toàn cho các tuyến leo núi và tuyến đi bộ dọc suối với vốn dự kiến khoảng 1.000 triệu đồng.

- Kè xung quanh đảo hồ đền Trung và nạo vét lòng hồ với số vốn dự kiến khoảng 1.000 triệu đồng.

- Xây dựng tuyến đường tránh tỉnh lộ 293 (phân luồng giao thông không đi qua trước cửa đền Hạ) dài 3km với số vốn dự kiến khoảng 10.000 triệu đồng.

- Xây dựng tuyến đường từ đền Thượng đi thác Thùm Thùm dài 4km với số vốn dự kiến khoảng 4.000 triệu đồng.

- Xây dựng 2 tuyến đường leo núi:

+ Tuyến đường từ thác Thùm Thùm đi đình chòi Xoan, đi tiếp đến chùa Hồ Bấc dài 5km với số vốn dự kiến khoảng 3.000 triệu đồng.

+ Tuyến đường từ thác Thùm Thùm đi chùa Hòn Trứng dài 2km với số vốn dự kiến khoảng 1.200 triệu đồng.

- Bãi đỗ xe cho khách tham quan khu du lịch với số vốn khoảng 500 triệu đồng;

Tổng cộng số vốn dự kiến cho dự án giai đoạn II khoảng 20.700 triệu đồng.

Ngoài ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện và các ngành tranh thủ nguồn vốn Trung ương xây dựng đập tại hồ Hố Chuối (khu vực trên đền Thượng) phục vụ du lịch với tổng mức đầu tư trên 60 tỷ đồng, đến nay dự án đang triển khai xây dựng.

Như vậy, Suối Mỡ là một điểm được Trung ương, tỉnh, huyện và các ngành rất quan tâm đầu tư thích đáng. Điều quan trọng hiện nay là phải tạo mọi điều kiện kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí tạo sức hút du khách. Vấn đề này tỉnh, huyện và các ngành cũng đang rất quan tâm.

2. Khu du lịch hồ Khuôn Thần – huyện Lục Ngạn

Hồ Khuôn Thần là địa danh nổi tiếng được thiên nhiên ưu đãi; có hồ nước rộng trong veo với diện tích mặt hồ là 140 ha, cảnh quan thanh bình, không khí trong lành và mát mẻ bởi những rừng thông xanh tốt bốn mùa. Xung quanh hồ là vùng núi có diện tích 2.283 ha, có khoảng 800 ha rừng (trong đó rừng tự nhiên 300 ha; rừng trồng, rừng tái sinh và đồng cỏ là 500 ha). Khuôn Thần nổi tiếng bởi vẻ đẹp của hồ Khuôn Thần và những trang trại vườn đồi ngút ngàn tầm mắt đã thu hút du khách đến thăm quan.

Khuôn Thần còn nổi tiếng là vùng đất lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số như người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng, Tày với những điệu hát soong hao; si, lượn… Tại nơi đây còn có đền Từ Mã, thờ danh tướng đời Trần đã được nhà nước xếp hạng di tích văn hóa.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách nhằm đưa Khuôn Thần dần trở thành một điểm du lịch hấp dẫn khách đến tham quan, UBND huyện Lục Ngạn đã đầu tư làm mới 7km đường bộ cấp phối đi xung quanh lòng hồ. Năm 1997 dự án phát triển lâm nghiệp tổng hợp Việt – Thái do Hoàng gia Thái Lan tài trợ với tổng vốn đầu tư trên 700 triệu đồng, dự án đã đầu tư phát triển tổng hợp vùng lưu vực hồ Khuôn Thần. Trồng mới được 740,3 ha rừng, xây dựng được 10km đường băng xanh cản lửa, xây dựng được 41,6 ha mô hình rừng gỗ củi (trồng keo và bạch đàn), mô hình nông lâm kết hợp trồng một số loài cây ăn quả như vải thiều, nhãn, xoài ghép… mô hình nông lâm kết hợp chăn nuôi, mô hình trồng ngô ngọt là điển hình để bà con nông dân trong và ngoài khu vực đến tham quan học tập. Dự án kết thúc năm 2002.

Nhằm đưa khu du lịch hồ Khuôn Thần trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của khu vực, góp phần khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn đặc thù của Khuôn Thần, hình thành khu du lịch đặc trưng của Bắc Giang, làm tiền đề cho việc hình thành khu du lịch cấp quốc gia với hạt nhân là chuỗi hồ Khuôn Thần – Cấm Sơn, ngày 09/6/2006 quy hoạch chung xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Khuôn Thần huyện Lục Ngạn giai đoạn 2006-2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 834/QĐ-UBND với diện tích khoảng 300 ha gồm hệ thống các khu chức năng: Công trình công cộng, công trình đầu mối, công trình dịch vụ, công trình phục vụ nghỉ, trồng cây xanh. Giao cho UBND huyện Lục Ngạn làm chủ đầu tư.

Hiện nay, tại khu du lịch hồ Khuôn Thần có tổ chức Phi Chính phủ Italia viết tắt là “GTV” đang khảo sát lập dự án đầu tư phát triển mô hình du lịch cộng đồng hỗ trợ người dân địa phương thoát nghèo. Đây là một tổ chức nhân đạo, hoạt động với mục đích giúp đỡ các cộng đồng dân cư tại một số quốc gia có tỷ lệ nghèo cao, giúp người dân làm kinh tế để xóa đói giảm nghèo.

Như vậy hồ Khuôn Thần là một điểm được Trung ương, tỉnh, huyện và các ngành quan tâm. Điều quan trọng hiện nay là phải tạo mọi điều kiện kêu gọi các nhà đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng và lĩnh vực nghỉ ngơi vui chơi, giải trí tạo sức hút du khách. Vấn đề này tỉnh, huyện và các ngành cũng đang rất quan tâm.

Tóm lại, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ - huyện Lục Nam và khu du lịch hồ Khuôn Thần – huyện Lục Ngạn đang được quan tâm, tỉnh đang có chương trình tuyên truyền quảng bá, khảo sát để thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Do xuất phát điểm từ một tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế thấp nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch còn nhiều hạn chế, do vậy các khu, điểm du lịch của tỉnh chưa trở thành sản phẩm du lịch có sức hút du khách; hoạt động kinh doanh du lịch chưa phát triern. Thu nhập từ du lịch chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với thu nhập chung của tỉnh.

BBT (Nguồn: Công văn số 86/BC-SVHTTDL)

Trung bình (0 Bình chọn)