5 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015:

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đề ra 5 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm, cụ thể là:

1 - Chương trình đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ giai đoạn 2011 – 2015: Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nhất là thủ tục hành chính, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư, đổi mới xúc tiến đầu tư, xúc tiến đầu tư ở cả trong nước và nước ngoài. Tăng cường thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Chú trọng thu hút những dự án lớn, có công nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách của tỉnh.

2 - Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới: Phát triển nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở quy hoạch, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, gắn với thị trường và công nghiệp chế biến; nâng cao chất lượng sản phẩm; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng và giữ gìn thương hiệu sản phẩm, nâng sức cạnh tranh, tăng giá trị, mang lại thu nhập cao và ổn định, bền vững cho nông dân; tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

3 - Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị: Xây dựng quy hoạch có chất lượng với tầm nhìn xa; quản lý và thực hiện tốt quy hoạch. Huy động các nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, đô thị, giáo dục, y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Chuẩn bị các điều kiện để thành phố Bắc Giang hướng tới các tiêu chí của đô thị loại 2; xây dựng một số khu đô thị mới; nâng cấp một số thị trấn theo phân kỳ quy hoạch.

4 - Chương trình nâng cao chất lượng dạy nghề : Quan tâm đầu tư mạnh hơn cho dạy nghề, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh gần với nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề cho nông dân gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

5 - Chương trình phát triển du lịch: Tăng cường đầu tư hạ tầng và kêu gọi các dự án du lịch đầu tư vào các khu vực tiềm năng của tỉnh. Hình thành các sản phẩm du lịch có lợi thế của địa phương; quan tâm đào tạo đội ngũ làm công tác du lịch. Khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh về du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Trung bình (0 Bình chọn)