|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
  1. Thông tin về UBND xã Tam Dị
  • UBND xã Tam Dị
  • Địa chỉ: Thôn Thanh Giã, xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
  • Số điện thoại Chủ tịch: 0982.206.676
  • Email: tamdi_lucnam@bacgiang.gov.vn
|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ TAM DỊ

Xã Tam Dị được thành lập tháng 08 năm 1945 và được gọi là Uỷ ban cách mạng lâm thời gồm 06 Hợp tác xã: Tam Dị, Phú Lãm, Thanh Giã, Hào Phú, Đại Lãm, Phú Yên thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Ngày 21/01/1957 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 24-TTg về điều chỉnh địa giới và chia huyện tại tỉnh Bắc Giang, theo đó huyện Lục Nam được thành lập. Xã Tam Dị lúc này được tách thành hai xã Tam Dị và Tân Lập (tức xã Đông Phú sau này) thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Xã Tam Dị lúc này gồm 11 xóm: Phú Yên, Thanh Giã, Đại Lãm, Hòn Ngọc, Trại Trầm, Đông Thịnh, Hố Giẻ, Trại Đáng, Phú Cường, Phú Thịnh, Phú Hào.

Ngày 27/10/1962, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá II quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc. Xã Tam Dị thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Hà Bắc.

Năm 1989, thực hiện Quyết định số 660/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Bắc, xã Tam Dị chia thành 13 thôn gồm: Trại Trầm, Hòn Ngọc, Phú yên, Bãi Lời, Trại Quản, Thanh Giã, Đại Lãm, Đông Thịnh, Hố Giẻ, Trại Đáng, Phạm Kha, Hà Phú 1, Hà Phú 2.

Năm 1990, thôn Thanh Giã 1 tách thành 02 thôn,  Thanh Giã 1 và Thanh Giã 2; thôn Phú Yên tách thành 03 thôn: Phú Yên 1, Phú Yên 2, Phú Yên 3, đồng thời thành lập thôn Bắc Bình. Toàn xã có 17 thôn.

Đến năm 2005, thôn Đông Thịnh tách thành 02 thôn Tân Mùi và Đông Thịnh, như vậy xã có tổng 18 thôn từ đó đến nay.

Tam Dị là xã miền núi thuộc huyện Lục Nam, từ huyện lỵ đi khoảng 3km theo đường về Thanh Giã là đến trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Tam Dị. phía đông giáp xã Đông Phú và xã Tiên Nha; phía Tây giáp xã Bảo Đài và xã Bảo Sơn; phía nam giáp thị trấn Đồi Ngô; phía bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

          Xã có địa hình rất phong phú và đa dạng. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích của xã, xen kẽ những cánh đồng nhỏ là những vạt đồi, núi thấp, bao quanh là các dộc nước. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.152,89 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2.737,73 ha ( chiếm 86,83%), đất phi nông nghiệp là 412,46 ha ( chiếm 13,08%), đất chưa sử dụng là 2,7 ha ( chiếm 0,09%).

          Đất đồi chiếm phần lớn diện tích của xã và được hình thành chủ yếu do sự phong hoá của các loại đá mẹ sa thạch và phiến thạch. Một phần do sự phong hoá của phù sa cổ và đất dốc tụ. Đất có lẫn sỏi, tầng đất nông, lượng mùn, lân, kali rất nghèo nên các khu đồi trọc trước đây chỉ có các cây sim, mua, cỏ lông lợn, ràng ràng. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, sau nhiều năm, nhiều lần cải tạo, các khu đồi đã trở thành vườn trồng các loại cây ăn quả như vải, dứa, hồng, na…

          Khí hậu Tam Dị mang đầy đủ đặc trưng khí hậu của vùng Đông Bắc Bắc Bộ là nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Chế độ nắng và bức xạ phong phú, không quá nóng mà cũng không quá lạnh, nhiệt độ trung bình năm là 22,9 C. Tổng số giờ nắng bình quân là 1.800 giờ. Lượng nước mưa bình quân là 1.327,7 mm/năm. Số ngày mưa tập trung chủ yếu vào tháng 3,6,7,8. Mưa và bão thường đi liền nhau, nhưng do Tam Dị ở sâu trong nội địa nên ảnh hưởng của bão không lớn lắm. Trước đây, mưa bão thường gây ngập lụt cục bộ. Nay Đảng bộ, chính quyền đẩy mạnh công tác thuỷ lợi nên úng lụt không còn ảnh hưởng nặng nề như trước nữa.

          Trước đây, ngành kinh tế chính ở Tam Dị chủ yếu là nông – lâm nghiệp. Do có nhiều diện tích đất rừng và đồi núi nên đồng bào địa phương đã biết khai thác thế mạnh này. Tại các khu đồi mà đồng bào đã khai thác xưa kia, nay đã được thay thế bằng các vườn cây ăn quả xum xuê như vải, nhãn, dứa. Với chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá đã hỗ trợ người dân xây lò sấy vải, nhà lưới công nghệ cao tại các thôn Bãi Lời và Phú Yên 3, đồng thời quy hoạch phát triển các mô hình trồng dưa hấu, dưa ngọt, lạc, hành, khoai tây, khoai sọ và các loại rau màu tiêu biểu như ở hai thôn Phú Yên 3 và Hòn Ngọc, đem lại giá trị kinh tế cao và thu nhập tốt cho người nông dân.  Các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở xã chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, mộc gia dụng, chế biến gỗ, cơ khí nhỏ và xây dựng. Hoạt động thương mại- dịch vụ ngày càng phát triển, các cử hàng tập trung chủ yếu tại các trục đường chính trong xã. Kinh tế của xã có sự chuyển dịch khá mạnh, đặc biệt các ngành thương mại – dịch vụ có tốc độ phát triển ngày càng nhanh và chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế, ngược lại ngành nông – lâm nghiệp đã giảm dần, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

          Xã Tam Dị có 02 tôn giáo chính là Đạo Phật và Đạo Công Giáo. Trong đó, tỷ lệ giáo dân chiếm 23% tổng dân số. Đạo Công giáo du nhập vào Tam Dị từ thế kỷ XIX,

Một số đặc điểm nổi bật về KT-XH xã Tam Dị tính đến đầu năm 2023, xã vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế 11%, cơ cấu kinh tế, nông – lâm nghiệp – thuỷ sản chiếm 28%; tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm 27%; thương mại – dịch vụ chiếm 45%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng/người/năm.

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của xã, tổng diện tích cây lúa đạt 1.390 ha, diện tích hoa màu đạt 1.322 ha, sản lượng lương thực giữ ổn định với 8.142 tấn/năm, giá trị canh tác đạt 120 triệu. Xã Tam Dị xây dựng được 02 mô hình nhà lưới công nghệ cao, mô hình của gia đình nhà ông Lê Hữu Kiên( thôn Phú Yên 3) với quy mô 2.700m2, Mô hình của gia đình ông Nguyễn Văn Lâm (thôn Phú Yên 3) với quy mô 2.500m2. Các mô hình bước đầu hoạt động ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao.

Về lĩnh vực giáo dục, trên địa bàn xã có 4 Trường học (THCS, TH, MN) công lập và 01 trường mầm nòn tư thục, 01 Trạm Y tế, đã đáp ứng được cơ bản các nhu cầu về y tế, giáo dục của nhân dân. Xã có 3/4 trường nhà trường duy trì danh hiệu đạt chuẩn Quốc gia. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt luôn được phát huy tốt. Trong năm học 2020-2021 trường THCS Tam Dị có 01 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 13 giáo viên dạy giỏi cấp huyện; 22 học sinh giỏi cấp tỉnh, 71 học sinh giỏi cấp huyện và 95,7 % học sinh đỗ tốt nghiệp. Trường Tiểu học Tam Dị có 16 giáo viên dạy giỏi cấp huyện; 99,6% học sinh đạt, 0,4 % học sinh chưa đạt. Trường mầm non Tam Dị có 13 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 100% các cháu đến trường đúng độ tuổi, 98% các cháu đạt bé ngoan.

Về y tế, hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn được quan tâm hàng đầu. Trong 02 năm 2022, 2023, trạm y tế đã khám, chữa bệnh cho 10.898 lượt người. Công tác tuyên truyền dân số kế hoạch hoá gia đình được tăng cường, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2022 1.12%.

Công giảm nghèo luôn được Đảng uỷ và chính quyền quan tâm. Năm 2020 thực hiện hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đại dịch Covid-19 với tổng số tiền là 1,22 tỷ đồng, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền là 134,2 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,7 %/ năm.

Công tác Lao động và giải quyết việc làm, trong năm 2023 phối hợp giải quyết việc làm cho 418 lao động trong nước, 97 lao động xuất khẩu nước ngoài. Tỷ lệ lao đọng qua đào tạo đến năm 2023 đạt 68%.

Công tác An ninh – Trật tự: Lực lượng Công an chính quy của xã có 05 đồng chí, luôn tuần tra bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Xã không có điểm nóng và trường hợp khiếu kiện đông người nào xảy ra. 

Công tác Quân sự địa phương: Ban Chỉ huy Quân sự xã duy trì nghiêm chế độ trực sãn sàng chiến đấu. Hằng năm xã đều tiếp nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương và đăng ký vào ngạch dự bị động viên theo quy định; rà soát công dân trong độ tuổi 17 để đăng ký NVQS. Lực lượng dân quân của xã có 116 đồng chí bao gồm: 04 đồng chí trong Ban CHQS xã, 18 đồng chí Thôn Đội trưởng, 94 đồng chí dân quân nòng cốt thường xuyên được giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự…

 

 

 

 

 

Bản đồ Xã Tam Di Bản đồ Xã Tam Di

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 14,803
Tổng số trong ngày: 64
Tổng số trong tuần: 405
Tổng số trong tháng: 680
Tổng số trong năm: 5,596
Tổng số truy cập: 15,179