|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+

VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ

TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA XÃ PHƯƠNG SƠN

 

I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ PHƯƠNG SƠN

1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Xã Phương Sơn nằm ở cửa ngõ phía Tây của huyện Lục Nam, cách trung tâm huyện khoảng 07 km, cách TP Bắc Giang 15 km. Phía Bắc giáp xã Thanh Lâm, phía Nam giáp xã Lan Mẫu, phía Đông giáp xã Chu Điện, phía Tây giáp xã Đại Lâm (huyện Lạng Giang). Từ năm 2005 đến nay, Phương Sơn bao gồm 9 thôn và một tổ dân phố (phố Sàn) với diện tích tự nhiên hơn 844 ha, có 2.241 hộ và 8.886 khẩu với 05 dân tộc anh em cùng sinh sống là Kinh, Hoa, Tày, Nùng và Sán Dìu. Chạy dọc địa bàn Phương Sơn là Quốc lộ 31 và tuyến đường sắt Kép - Quảng Ninh chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi góp phần tạo phát triển kinh tế - văn hóa, nhất là vận chuyển giao lưu hàng hóa của địa phương với các khu vực lân cận cũng như trong cả nước. Cùng với hệ thống các tuyến đường bộ, đường sắt huyết mạch, đặc biệt Phương Sơn còn có chợ Sàn là trung tâm đầu mối thu mua và phân phối nông sản đi các vùng phụ cận.

Phương Sơn là xã miền núi thấp của huyện, có diện tích đất tự nhiên 844 ha, trong đó, đất sản xuất 543,37 ha và đất phi sản xuất 276,63 ha. Trong số 543,37 ha đất sản xuất có 501,87 ha đất nông nghiệp (trong đó 331,57 ha sản xuất lúa màu, cây công nghiệp và 170,3 ha cây lâu năm); 0,9 ha đất lâm nghiệp và 40,6 ha nuôi trồng thủy sản. Vùng đất Phương Sơn có lịch sử kiến tạo lâu dài và phức tạp, địa hình không bằng phẳng. Ruộng đất xen kẽ với đồi núi, hình thành nên hệ thống ruộng bậc thang (chiếm 30% diện tích canh tác) và ruộng trũng (30% diện tích canh tác). Qua điều tra, khảo sát thổ nhưỡng, toàn xã có 80% diện tích đất cát và đất pha dễ thoát nước, đây là điều kiện thuận lợi để thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích trồng mầu; còn lại 20% diện tích đất thịt nặng, chiêm dầm, phù hợp với gieo cấy một vụ lúa. Tuy nhiên, do thổ nhưỡng thường xuyên bị phong hoá, rửa trôi, xói mòn làm bạc màu nên độ màu của đất trung bình chỉ dày 15cm đến 18cm, đất chua phèn từ 4,5 độ đến 5 độ pH.

Điều kiện thời tiết của mảnh đất Phương Sơn thường không ổn định. Lượng mưa trung bình hàng năm trên địa bàn giao động từ 1.300mm đến 1.500mm, tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 9; từ tháng 9 trở đi mưa ít và bắt đầu lạnhkhô hanh.

2. Khái quát lịch sử hình thành

Xã Phương Sơn ngày nay được hình thành và trải qua nhiều lần thay đổi về địa danh, địa giới. Từ thời cổ, ban đầu gồm xã Vân Sơn (03 xóm: Giếc, Kẻn, Khiêu) và xã Dĩnh Bạn (thuộc tổng Sơn Đình, huyện Phượng Nhỡn); sau nhập thêm xã Thượng Lâm (tổng Lan Mu).

Dưới thời thuộc Pháp, ngày 05-11-1889, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập tỉnh Lục Nam bao gồm các huyện: Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Lục Ngạn, Hữu Lũng và Yên Bắc (Sơn Động), tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Lục Nam. Đến ngày 8-9-1891, Toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định giải tán tỉnh Lục Nam, hai huyện Bảo Lộc - Phượng Nhỡn trở lại tỉnh Bắc Ninh, các huyện còn lại đưa vào Đạo quan binh thứ nhất. Huyện Lục Ngạn cùng Yên Bắc và một phần huyện Hoành Bồ, Đông Triều, Chí Linh thuộc tiểu quân khu Phả Lại trực thuộc Đạo quan binh thứ nhất; thời kỳ này vùng đất Phương Sơn thuộc huyện Lục Ngạn. Ngày 10-10-1895, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập tỉnh Bắc Giang. Đến năm 1909, hai huyện Bảo Lộc, Phượng Nhn được chuyển lại tỉnh Bắc Giang và giải thể để điều chỉnh địa giới thành 03 huyện Lạng Giang, Lục Ngạn và Sơn Động (Bắc Giang).

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đến giữa năm 1946, các xã nhỏ được sáp nhập thành liên xã[1]. Theo đó, các xã Vân Sơn, Dĩnh Bạn, Thượng Lâm sáp nhập thành xã Bảo Sơn thuộc huyện Lục Ngạn. Năm 1950, xã Bảo Sơn lại nhập về huyện Lạng Giang, lúc này tỉnh Bắc Giang thuộc Liên khu Việt Bắc. Đến năm 1953, thôn Phương Lạn (tên cổ là làng Sàn Thượng) được nhập vào xã Bảo Sơn. Như vậy, xã Bảo Sơn được nh thành từ các xã thời cổ là Vân Sơn, Dĩnh Bạn (tổng Sơn Đình) và Thượng Lâm, Phương Lạn (tổng Lan Mẫu).

Ngày 21-1-1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Ngh định số 24-TTg chuyểnBảo Sơn (huyện Lạng Giang) về huyện Lục Ngạn và chia hai huyện Lục Ngạn - Sơn Động thành 03 huyện là Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam. Theo đó, xã Bảo Sơn được điều chỉnh theo huyện Lục Nam và chia làm 2 xã Bảo Sơn (dân số 2.845 người) và Phương Sơn (dân số 1.912 người)[2].

Thực hiện Nghị định số 241-NĐ ngày 28-7-1958 của Bộ Nội vụ, xã Phương Sơn được chia làm 2 xã là Phương Sơn và Thanh Sơn[3]. Xã Phương Sơn gồm các xóm: Dốc, Khiêu, Kẻn, Tân Trung, Bầu, Chùa, Giếng, Khế, Cầu, Vãi, Tân Lập. Xã Thanh Sơn gồm các xóm: Chùa, Hạ, Hô Phu, Giàng, Dĩnh Bạn, Thượng Lâm (Ngày 15-4-1963, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 23-TTg đổi tên xã Thanh Sơn thành xã Thanh Lâm).

Ngày 12-5-2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 510/NQ-UBTVQH15 về thành lập thị trấn Phương Sơn. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong quá trình phát triển của huyện nói chung và thị trấn Phương Sơn nói riêng. Thị trấn Phương Sơn được thành lập trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính của xã Phương Sơn. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong quá trình phát triển của huyện nói chung, thị trấn Phương Sơn nói riêng.

 

 

[1] Từ giữa năm 1946, các xã thời cổ gọi là thôn (thôn Vân Sơn, Phương Lạn, Dĩnh Bạn, Thượng Lâm), bỏ cấp tổng, đơn vị hành chính gồm tỉnh, huyện (phủ), xã, thôn; từ tháng 10-1947, các phủ đều chuyển thành gọi là huyện.

 

 

Bản đồ xã Phương Sơn Bản đồ xã Phương Sơn

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 6,575
Tổng số trong ngày: 39
Tổng số trong tuần: 401
Tổng số trong tháng: 203
Tổng số trong năm: 5,408
Tổng số truy cập: 14,975