Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Diễn văn kỷ niệm.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 1.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Diễn văn kỷ niệm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự Lễ kỷ niệm có: Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 – 2025; Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Cùng dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; nguyên Phó Chủ tịch nước; các Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; các Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và lãnh đạo một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang nhân dân; đại diện các chiến sĩ Điện Biên Phủ, cựu chiến binh, cựu công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, các lực lượng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; lãnh đạo tỉnh và đại diện các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước tại tỉnh Điện Biên.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 2.

Thủ tướng: Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên phủ mới" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đại biểu khách quốc tế tới dự lễ có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chansamone Chanyalath; Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun; Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Khánh Vĩ; Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu; đại biểu các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, tùy viên quốc phòng các nước và đại diện người Việt Nam ở nước ngoài.

Đặc biệt, lễ kỷ niệm vinh dự đón nhận lẵng hoa chúc mừng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chuyển lời chúc mừng, những tình cảm chân thành, thân thiết nhất và chúc Lễ kỷ niệm thành công tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới toàn thể đại biểu, đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước.

Lễ mít tinh chính thức bắt đầu với 21 loạt pháo lễ trên nền nhạc Quốc ca. Cùng lúc diễn ra lễ chào cờ, đội bay gồm 9 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay qua lễ đài chính. Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12.000 người.

Chương trình diễu binh, diễu hành cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân giữ vững bản chất cách mạng, phát huy truyền thống dân tộc anh hùng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng; khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; góp phần vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 3.

 

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 4.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quyết tâm cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên phủ mới"

Diễn văn kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày thể hiện lòng biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; khắc ghi và biết ơn công lao to lớn của các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các thế hệ cán bộ, tướng lĩnh, sĩ quan, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ cùng toàn thể các lực lượng vũ trang và Nhân dân ta trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã tận tâm, tận lực, anh dũng chiến đấu, hy sinh quên mình, cùng góp phần làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; chân thành biết ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu, chí tình, chí nghĩa của Trung Quốc, các nước Liên Xô cũ, các nước xã hội chủ nghĩa, bạn bè quốc tế, các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Lào, Campuchia anh em trong liên minh đoàn kết chiến đấu Ba nước Đông Dương đối với Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam nói chung.

Ôn lại quá trình đấu tranh gian khổ và anh dũng, kiên cường, trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi vang dội là đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính", là thắng lợi của tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", là sự kết tinh sức mạnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh; buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneve (21/7/1954) về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam; tạo cơ sở, tiền đề cho việc giải phóng, xây dựng miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và nền tảng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 5.

Cựu chiến binh Phạm Đức Cư, đại diện chiến sĩ Điện Biên và các lực lượng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một sự kiện trọng đại, không chỉ có ý nghĩa đối với Cách mạng Việt Nam, mà còn trở thành bản anh hùng ca bất hủ thôi thúc các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đó là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay: Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công".

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là kết tinh của sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là chiến thắng của chính nghĩa, của lòng dân, của lương tri và phẩm giá con người, được dẫn dắt bởi đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo; bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu, từ truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, được Nhân dân các dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước phát huy cao độ và tận tâm, tận lực dốc sức, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cho Chiến dịch.

Đặc biệt, góp phần trực tiếp làm nên chiến thắng là sự cống hiến, hy sinh to lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng - một đội quân "từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu" với trên 4 vạn cán bộ, chiến sĩ đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh anh dũng trên chiến trường là minh chứng sinh động cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 6.

Đoàn viên Vũ Quỳnh Anh, đại diện thế hệ trẻ Việt Nam phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, tạo tiền đề cho những chiến công, thắng lợi tiếp theo của Nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và Đảng ta, Nhân dân ta đã lựa chọn.

Thủ tướng khẳng định, đến nay, 70 năm đã trôi qua, nhưng những bài học kinh nghiệm đó vẫn vẹn nguyên giá trị cho các thế hệ hôm nay và mai sau:

Một là, xác định đường lối kháng chiến đúng đắn, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Hai là, phát huy tinh thần yêu nước và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Ba là, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, xác định đúng đường lối chiến tranh cách mạng và nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam.

Bốn là, xây dựng và củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.

Năm là, kết hợp chặt chẽ, hài hoà, hiệu quả giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 7.

Các biên đội trực thăng vũ trang thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam mang theo cờ Đảng, cờ Tổ quốc Việt Nam diễu hành tiến qua sân vận động Điện Biên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, dân tộc ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh, lập nên những chiến công hiển hách như Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 và đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau khi đất nước thống nhất, chúng ta vừa tập trung khôi phục kinh tế - xã hội, vừa chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc, vừa làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp Nhân dân Campuchia lật đổ và thoát khỏi chế độ diệt chủng.

Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: "Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Theo Thủ tướng, thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Trước tình hình đó, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, say sưa với những thành tựu, kết quả đã đạt được; nhưng cũng không bi quan, hoang mang, dao động trước những khó khăn, thách thức; ngược lại càng áp lực, càng phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn; khơi dậy, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa; càng phấn khởi, tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, của các thế hệ đi trước, càng củng cố niềm tin và thấy rõ trách nhiệm với đất nước trong hiện tại và tương lai; vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên phủ mới" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 8.

Lực lượng diễu binh gồm 4 khối nghi trượng, 24 khối quân đội, dân quân tự vệ, công an và 9 khối diễu hành với 12.000 người tái hiện khí thế của chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" 70 năm trước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, về dân tộc Việt Nam anh hùng, nghìn năm văn hiến, phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, thời gian tới chúng ta nguyện tiến bước dưới lá cờ vẻ vang của Đảng chung sức, đồng lòng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện thật tốt chủ trương: Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt, công tác cán bộ là "then chốt của then chốt"; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên để hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng nhấn mạnh những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện tốt về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả; phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ, hài hòa, ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị; thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng, phát huy mạnh mẽ truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm và khát vọng cống hiến, vươn lên, nhất là đối với thế hệ trẻ; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên…

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 9.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội lần thứ XIII của Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội lần thứ XIII của Đảng; đồng thời tích cực chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài cùng chung sức, đồng lòng, đồng tâm, hiệp lực; tận dụng mọi thời cơ, vận hội mới; nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức; quyết tâm phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 10.

Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, dân tộc ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Chúng ta tin tưởng và tự hào rằng, những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, những khó khăn được tháo gỡ, những thách thức sẽ vượt qua để viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng với tất cả sự quyết tâm, sự kiên trì, bền bỉ, nhiệt huyết, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước của các thế hệ hôm nay và mai sau, như lời dạy của Bác Hồ kính yêu:

"Không có việc gì khó,

Chỉ sợ lòng không bền,

Đào núi và lấp biển,

Quyết chí ắt làm nên".

Tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại và Dân tộc Việt Nam anh hùng, tiếp tục trên chặng đường vinh quang dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, toàn thể chúng ta, với tất cả trách nhiệm, lý trí và nghị lực, hãy sống, làm việc, cống hiến hết sức mình; hãy nỗ lực vươn lên bằng trí tuệ, niềm tin, lòng yêu nước nồng nàn trong từng nhịp đập của mỗi trái tim; hãy góp sức, nỗ lực nhiều hơn nữa cho Tổ quốc, cho xã hội, cho cộng đồng, cho gia đình và bản thân; hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu ngày càng hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc", Thủ tướng phát biểu.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 11.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là kết tinh của sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

* Sáng cùng ngày, ngay trước lễ kỷ niệm, Đoàn đại biểu Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng đoàn đã dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi vòng hoa viếng các anh hùng liệt sĩ.

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thành kính tưởng nhớ, tri ân, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, đồng chí, đồng bào đã không tiếc máu xương, anh dũng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 12.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tại Đền thờ Liệt sĩ tại chiến trường Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên do đã có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 13.

 

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt- Ảnh 14.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thắp hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

*Phát biểu tại lễ mít tinh, ôn lại quá trình đấu tranh gian khổ và hào hùng, Cựu chiến sĩ Điện Biên Phạm Đức Cư, đại diện chiến sĩ Điện Biên và các lực lượng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ bày tỏ niềm tự hào đã đóng góp một phần công sức của mình để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, xây dựng Điện Biên nói riêng và đất nước tươi đẹp như ngày nay; quyết tâm luôn phát huy phẩm chất truyền thống tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu trong lối sống, chấp hành và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; mong muốn các thế hệ hôm nay và mai sau luôn ghi nhớ, tự hào và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, lập nên kỳ tích mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đoàn viên Vũ Quỳnh Anh, đại diện thế hệ trẻ Việt Nam bày tỏ niềm hạnh phúc, tự hào được sinh ra trong hòa bình, tại mảnh đất Điện Biên lịch sử; nguyện khắc ghi công lao của lớp lớp cha anh đã cống hiến, dựng xây; coi đây là hành trang quý giá trên con đường học tập, lập thân, lập nghiệp của mình; nguyện không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần, chung sức cùng cộng đồng, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, vì cuộc sống bình yên của nhân dân; mang khát vọng xung kích của tuổi trẻ và khát vọng chung của cả dân tộc, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Ấn tượng tranh panorama tái hiện Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ là điểm nhấn ấn tượng tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ấn tượng tranh panorama tái hiện Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 1.

Bức tranh được vẽ tại tầng 2 của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên đường Võ Nguyên Giáp, phố 3, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Nhà bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, trang trí xung quanh tạo hình quả trám mô phỏng chiếc mũ lưới ngụy trang của bộ đội ta.

Ấn tượng tranh panorama tái hiện Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 2.

Những nét vẽ đầu tiên được thực hiện từ tháng 11/2019 và sau hơn 18 tháng nỗ lực thi công, hơn 80 họa sĩ đã hoàn thiện bức tranh đúng dịp Kỷ niệm 67 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2021) - Ảnh: VGP/Xuân Hồng

Ấn tượng tranh panorama tái hiện Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 3.

Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132 m, cao 20,5 m, đường kính 42 m; tổng diện tích 3.225 m² - Ảnh: VGP/Xuân Hồng

Ấn tượng tranh panorama tái hiện Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 4.

Kết cấu bức tranh gồm 4 trường đoạn lịch sử. Trường đoạn 1 “Toàn dân ra trận” mô tả từng đoàn dân, quân thồ hàng, trèo non lội suối tiến ra tiền tuyến

Ấn tượng tranh panorama tái hiện Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 5.

Hình ảnh các chiến sĩ ta kéo pháo vào trận địa được khắc họa chân thực - Ảnh: VGP/Xuân Hồng

Ấn tượng tranh panorama tái hiện Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 6.

Kế tiếp là trường đoạn “Khúc dạo đầu hùng tráng” - với điểm nhấn là trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, khẳng định sức mạnh pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam - Ảnh: VGP/Xuân Hồng

Ấn tượng tranh panorama tái hiện Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 7.

Trường đoạn thứ 3 là “Cuộc đối đầu lịch sử” với hình ảnh hầm hào, dây thép gai, những trận đánh giáp lá cà - Ảnh: VGP/Xuân Hồng

Ấn tượng tranh panorama tái hiện Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 8.

Kết thúc trường đoạn là hình ảnh khối bộc phá gần 1 tấn phát nổ trên đồi A1 - Ảnh: VGP/Xuân Hồng

Ấn tượng tranh panorama tái hiện Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 9.

Bộ đội ta vượt cầu Mường Thanh đánh chiếm các ổ đề kháng cuối cùng của quân Pháp - Ảnh: VGP/Xuân Hồng

Ấn tượng tranh panorama tái hiện Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 10.

Trường đoạn 4 là khung cảnh hào hùng “Chiến thắng Điện Biên” với điểm nhấn là lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm tướng De Castries ngày 7/5/1954 - Ảnh: VGP/Xuân Hồng

Ấn tượng tranh panorama tái hiện Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 11.

Toàn bộ bức tranh panorama tái hiện sống động hơn 4.500 nhân vật trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ - Ảnh: VGP/Xuân Hồng

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

“3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

“3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt trong triển khai chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số với tinh thần “3 tăng cường” và “5 đẩy mạnh”

Văn bản nêu rõ, đến nay các bộ, ngành, địa phương đã xác lập được 2.398 cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung. Trong đó, các CSDL quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu. CSDL quốc gia về dân cư đã kết nối, chia sẻ, xác thực, làm sạch dữ liệu với 18 bộ, ngành, 63 địa phương, 04 doanh nghiệp nhà nước. Cấp trên 86 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chíp; kích hoạt gần 54 triệu tài khoản; tiếp nhận hơn 1,5 tỷ yêu cầu xác thực thông tin.

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, đã có gần 14,6 triệu tài khoản và hơn 46,2 triệu hồ sơ nộp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; gần 26,8 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 12,9 nghìn tỷ đồng. Triển khai 41/53 dịch vụ công thiết yếu toàn trình, tăng 05 dịch vụ công thiết yếu so với cuối năm 2023. Tính riêng 25 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06 hằng năm, đã tiết kiệm cho nhà nước, xã hội gần 3,5 nghìn tỷ đồng.

Kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực. Trong Quý I năm 2024, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin đạt gần 36,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ; xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đạt 31 tỷ USD, tăng 17%. Hiện có 8,2 triệu khách hàng sử dụng Mobile Money, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023, trong đó hơn 5,8 triệu khách hàng tại vùng nông thôn, miền núi; 100% các cơ sở khám chữa bệnh có dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; 77% người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và trên 1 triệu đối tượng chính sách đã nhận trợ cấp an sinh xã hội qua tài khoản.

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, tập trung chỉ đạo quyết liệt trong triển khai chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số; với tinh thần "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".

Tinh thần "3 tăng cường" gồm: (i) Tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chuyển đổi số tới từng người dân, doanh nghiệp và nhất là người đứng đầu; (ii) Tăng cường tiềm lực cho chuyển đổi số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên bố trí nguồn lực; (iii) Tăng cường hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt và huy động mọi nguồn lực xã hội.

Tinh thần "5 đẩy mạnh" gồm: (i) Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số; (ii) Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế số; (iii) Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, lập nghiệp trong chuyển đổi số; (iv) Đẩy mạnh phát triển nhân lực số, kỹ năng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; (v) Đẩy mạnh an toàn thông tin mạng, an ninh mạng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa, từ cơ sở.

Kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trước ngày 10/5/2024

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và các nhiệm vụ trong Đề án 06, trong đó, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trước ngày 10 tháng 5 năm 2024, bảo đảm hoạt động mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả.

Ưu tiên các nguồn lực, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia và 03 Chiến lược: (i) Về phát triển Chính phủ số; (ii) Về phát triển kinh tế số và xã hội số; (iii) Về phát triển dữ liệu số. Trong đó, khẩn trương xử lý các nhiệm vụ quá hạn, tồn đọng trong giai đoạn 2022-2023.

Các bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu kinh nghiệm của Bộ Công an về triển khai Đề án 06, xây dựng đề án chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương, bảo đảm kết nối với Đề án 06 trong nửa đầu năm 2024 (trước 30 tháng 6 năm 2024).

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hoàn thành triển khai 12/53 dịch vụ công thiết yếu còn lại theo Quyết định 06/QĐ-TTg, Quyết định 422/QĐ-TTg và 20 dịch vụ công ưu tiên theo Quyết định số 206/QĐ-TTg; kết nối các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính với Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ (Hệ thống EMC).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu 07 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố An Giang, Cần Thơ, Đắk Nông, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành nghị quyết về miễn, giảm phí, lệ phí trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng

Các bộ, cơ quan, địa phương tiến hành tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, an ninh cho người dân đối với các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Rà soát, điều chỉnh hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh theo Thông tư 21/2023/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2023 quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật của hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh; các bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành việc tích hợp giải pháp ký số từ xa vào Cổng Dịch vụ công, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai, thực hiện, hoàn thành trong Quý II năm 2024.

Các địa phương phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp viễn thông, điện lực xóa bỏ các vùng lõm sóng di động tại các thôn, bản đã có điện lưới quốc gia, hoàn thành trước tháng 12 năm 2024; tiếp tục nâng cao chất lượng mạng băng rộng di động.

Tăng ít nhất 5 bậc chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để bảo đảm Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc tăng ít nhất 5 bậc và Chỉ số an toàn an ninh mạng theo đánh giá của Liên minh viễn thông quốc tế thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu.

Bộ Thông tin và Truyền thông sớm hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 5 năm 2024 về Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030.

Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương: (i) Hoàn thiện, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số; (ii) Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi) đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; (iii) Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong tháng 5 năm 2024; (iv) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cấp bộ, tỉnh; (v) Xây dựng cơ chế, công cụ đo lường, giám sát việc triển khai Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Tiếp tục mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID

Bộ Công an đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06; trong tháng 5 năm 2024 thực hiện sơ kết, phổ biến kinh nghiệm triển khai Đề án 06 cho các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng Đề án chuyển đổi số của bộ, cơ quan, địa phương, nhân rộng mô hình triển khai Đề án 06 trên toàn quốc.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ lập các đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu trình Chính phủ.

Bộ Công an tiếp tục mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID và nghiên cứu, đề xuất ban hành các quy định pháp lý liên quan; Tập trung triển khai hiệu quả việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế trước khi triển khai nhân rộng.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia…

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tuyển sinh đại học 2024: Các mốc thời gian quan trọng cần nhớ

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số 1957/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024 với các mốc thời gian quan trọng cần nhớ cho thí sinh đăng ký xét tuyển.

Tuyển sinh đại học 2024: Các mốc thời gian quan trọng cần nhớ- Ảnh 1.

 

Đăng ký xét tuyển thẳng trước 17 giờ 00 ngày 30/6/2024

Hướng dẫn của Bộ GDĐT nêu rõ thí sinh cần lưu ý các mốc thời gian khi đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non như sau:

Thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) theo phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT, trước 17 giờ 00 ngày 30/6/2024, nộp Hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo mẫu Phụ lục III, IV không giới hạn số nguyện vọng về các cơ sở đào tạo (CSĐT) theo hướng dẫn của CSĐT.

Theo hướng dẫn của Sở GDĐT, thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để rà soát kết quả điểm học tập (học bạ) cấp THPT trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung (Hệ thống) và phải phản ánh lại với thầy, cô có trách nhiệm nơi thí sinh học cấp THPT để sửa sai (nếu có) hoàn thành chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 31/5/2024.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp (thí sinh tự do) có nhu cầu ĐKXT nhưng chưa thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân trên Hệ thống phải thực hiện việc đăng ký bằng phiếu đăng ký để được cấp tài khoản sử dụng cho việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển (NVXT) từ ngày 1/7 đến ngày 20/7/2024, thí sinh:

Tải mẫu phiếu đăng ký thông tin cá nhân Phụ lục V và kê khai thông tin trên phiếu;

Nộp phiếu tại điểm tiếp nhận (theo quy định và hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo nơi thí sinh thường trú) để nhận thông tin tài khoản và nhập thông tin cá nhân lên Hệ thống, phục vụ công tác tuyển sinh.

Đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn số lần

Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung NVXT không giới hạn số lần:

Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa) thông tin của thí sinh trên Hệ thống;

Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia);

Các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào tất cả các CSĐT đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại đề án tuyển sinh (ĐATS) của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký);

Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển;

Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào CSĐT theo kế hoạch xét tuyển sớm của CSĐT, nếu đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định.

Từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024 nộp lệ phí xét tuyển

Thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Các thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin khu vực Phụ lục VI và đối tượng ưu tiên của thí sinh (nếu có);

Thí sinh tìm hiểu kỹ tài liệu hướng dẫn và phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển; thí sinh chưa rõ các nội dung khai báo, nộp lệ phí xét tuyển có thể liên hệ với cán bộ tại các điểm tiếp nhận hoặc cán bộ của CSĐT trực các số điện thoại hỗ trợ công tác tuyển sinh để được hướng dẫn.

Chậm nhất 17 giờ 00 ngày 27/8/2024, xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1

Về xác nhận nhập học, Bộ GD&ĐT nêu rõ: Đối với thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, từ ngày 22/7/2024 đến 17 giờ 00 ngày 31/7/2024, thí sinh có thể xác nhận nhập học trên Hệ thống (những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được tiếp tục đăng ký NVXT, trừ các trường hợp được thủ trưởng CSĐT cho phép không nhập học).

Trong trường hợp chưa xác định nhập học, thí sinh có thể tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia như các thí sinh khác để các CSĐT xét tuyển, nếu trúng tuyển thí sinh sẽ xác nhận nhập học theo lịch chung;

Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 27/8/2024, tất cả các thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống.

Từ ngày 28/8/2024 đến tháng 12/2024, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của CSĐT, thực hiện theo ĐATS được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của CSĐT (nếu CSĐT xét tuyển bổ sung). Thí sinh đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được thủ trưởng CSĐT cho phép không nhập học.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 29/4-4/5/2024

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch một số vùng; chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước; điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 29/4-4/5/2024.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 29/4-4/5/2024- Ảnh 1.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 29/4-4/5/2024.

Phê duyệt quy hoạch một số vùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Những ngày tới nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Đó là nội dung tại Công điện số 43/CĐ-TTg về việc tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 1/5/2024.

Ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng, Thủ tướng Chính phủ ra công điện chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

 Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm. 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố....

Bộ Y tế thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo đúng quy định.

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ các-bon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường các-bon trong nước, trao đổi với quốc tế...

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước để dự báo và điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá. Điều hành tăng trưởng tín dụng hiệu quả gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng...

Chính phủ thống nhất trình dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An 

Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 2/5/2024 thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.   

Phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Mục tiêu đến năm 2050, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có thu nhập cao; có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm hàng đầu của khu vực và thế giới; có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Công nhận huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 công nhận huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. 

Trung bình (0 Bình chọn)

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra vào tối nay (5/5) tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trong 5 điểm cầu của chương trình, điểm cầu sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum), Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TPHCM).

Dự cầu truyền hình tại điểm cầu TPHCM có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.

Tham dự tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu xúc động khi nghe các câu chuyện về Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia sẻ trong chương trình cầu truyền hình - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tham dự tại điểm cầu Kon Tum có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang.

Tại điểm cầu Điện Biên có sự tham dự của các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường và các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Tham dự tại đầu cầu Thanh Hóa có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng.

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường- Ảnh 3.

Phút lắng đọng xúc động tại điểm cầu TPHCM - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Ngày 22/12/1953, khi chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho quân đội ta lá cờ Quyết chiến quyết thắng làm giải thưởng luân lưu. Lá cờ thêu dòng chữ Quyết chiến quyết thắng đã dẫn đường cho các đơn vị xông lên, vượt qua đạn bom, tung bay từ cứ điểm này sang cứ điểm khác, dẫn tới chiến thắng rực rỡ 7/5/1954. Lá cờ Quyết chiến quyết thắng đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng trong chiến dịch, ngọn đuốc dẫn đường đi tới chiến thắng.

Với thời lượng 120 phút, cầu truyền hình đã đưa khán giả quay lại những năm tháng hào hùng với ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn. Tại chương trình, khán giả được gặp gỡ và giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử, xem lại những đoạn phim tư liệu về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" diễn ra cách đây vừa tròn 70 năm và thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc với những ca khúc, sáng tác sống mãi với thời gian, đi cùng năm tháng như Bác đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục), Nam Bộ kháng chiến (Tạ Thanh Sơn), Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Bình Trị Thiên khói lửa (Nguyễn Văn Thương), Tây Nguyên bất khuất (Văn Ký), Qua miền Tây Bắc (Nguyễn Thành), Đường lên Tây Bắc, Hò kéo pháo (Hoàng Vân), Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (Huy Thục), Tiến quân ca (Văn Cao), Chiến thắng Điện Biên (Đỗ Nhuận), Tiến về Hà Nội (Văn Cao), Giai điệu Tổ quốc (Trần Tiến)...

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường- Ảnh 4.

 

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường- Ảnh 5.

Các nội dung chương trình tại 5 điểm cầu đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường- Ảnh 6.

Cầu truyền hình đã đưa khán giả quay lại những năm tháng hào hùng với ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Nhân dịp này, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Các nội dung chương trình tại 5 điểm cầu đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" và một lần nữa khẳng định, suốt 70 năm qua lá cờ mang khát vọng Chiến thắng đã dẫn dắt quân và dân ta vượt qua các cuộc kháng chiến dành độc lập tự do, tập hợp sức mạnh ý chí để đổi mới, dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.

Tự hào và tin tưởng bước dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nguyện đem hết sức mình phát huy truyền thống hào hùng của Điện Biên Phủ và lá cờ quyết chiến quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo thông qua các hội nhóm, nhóm chat đầu tư chứng khoán

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (Group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt Website, App, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại.

Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết thủ đoạn mà các đối tượng thường xuyên sử dụng là:

Lợi dụng yếu tố tâm lý về lợi nhuận, sự thiếu hiểu biết của người dân và một số nhà đầu tư, các đối tượng tự nhận là nhân viên các công ty chứng khoán có tên tuổi, thực hiện cuộc gọi đến và mời người dân tham gia các hội nhóm (Group chat), các khóa học online về đầu tư chứng khoán.

Khi các nạn nhân đồng ý tham gia các nhóm chat, hội nhóm kín, các đối tượng tiếp tục giới thiệu những cơ hội đầu tư sinh lời cao, được mua các mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá thấp hơn giá đang giao dịch trên thị trường. Để nhận được các ưu đãi trên, các đối tượng đã hướng dẫn nạn nhân truy cập vào các đường link Website hoặc cài đặt các App ứng dụng trên thiết bị di động, do chúng cung cấp.

Nắm bắt tâm lý nhà đầu tư, khi nạn nhân đăng ký tài khoản vào các website, app trên điện thoại, các đối tượng tiếp tục lôi kéo nạn nhân tham gia vào các nhóm đầu tư trực tuyến theo từng mã cổ phiếu đang có tiềm năng trên thị trường chứng khoán. Tại đây, nạn nhân được các đối tượng giải thích do các Quỹ đầu tư tài chính có tên tuổi, hợp pháp đã liên kết với các Công ty chứng khoán nên được hỗ trợ và có ưu đãi cao; hoặc là doanh nghiệp phát hành cổ phiếu riêng lẻ, cổ phiếu cho người lao động và mời chào nạn nhân mua lại suất cổ phiếu của cán bộ công nhân viên đó với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường…

Nhằm tạo niềm tin, các đối tượng đã cung cấp cho nạn nhân các giấy tờ pháp lý của Quỹ đầu tư như: Giấy chứng nhận thành lập quỹ đầu tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp, giấy phép kinh doanh hoạt động, Giấy chứng nhận của ngân hàng giám sát… và tài khoản ngân hàng nhận tiền cũng mang tên tài khoản Công ty, Quỹ đầu tư với những lời hứa hẹn lãi suất cao, nếu thua lỗ thì sẽ được đền bù và giá mua các mã cổ phiếu qua các Quỹ đầu tư sẽ có ưu đãi từ 15%-30% so với giá đang giao dịch. Những thông tin mà các đối tượng đưa ra, các nạn nhân dễ dàng tra cứu, tìm thấy thông tin trùng khớp trên mạng internet và ngay lập tức tin tưởng vào những giấy tờ pháp lý mà các đối tượng đưa ra.

Đã có nhiều nạn nhân tin vào những hứa hẹn của các đối tượng, nạp tiền vào ứng dụng và liên tục có lợi nhuận, thậm chí lợi nhuận gấp nhiều lần trong một vài phiên giao dịch đầu tiên. Các nhà đầu tư cũng được xem nhiều tài khoản có lợi nhuận của các nhà đầu tư khác (là nick ảo do chúng tạo lập). Thực tế, đây là thủ đoạn tạo các giao dịch ảo để tạo niềm tin, dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân gửi thêm tiền vào tài khoản đầu tư.

Tuy nhiên, khi nạn nhân muốn rút tiền thì ứng dụng báo lỗi hoặc báo chưa đủ hạn mức đối ứng của Quỹ. Lúc này, các đối tượng sẽ không ngừng dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc nạn nhân chuyển thêm tiền vào tài khoản của chúng với các lý do như: Nộp sai nội dung nên hệ thống chưa ghi nhận được, nộp các khoản thuế, phí để được rút tiền… Nhiều nạn nhân do đã chuyển số tiền lớn vào tài khoản nên rất dễ bị thao túng tâm lý, phải chuyển thêm tiền nếu không sẽ bị mất số tiền đã nộp trước đó.

Khi thấy các nạn nhân không còn khả năng chuyển tiền, các đối tượng sẽ vô hiệu hóa tài khoản của nạn nhân hoặc khiến cho tài khoản của nạn nhân không đăng nhập được nhằm chiếm đoạt số tiền mà nạn nhân đã chuyển vào App. Khi phát hiện ra bị lừa đảo thì các đối tượng đã xóa tài khoản của nạn nhân khỏi các hội nhóm trên mạng xã hội và chặn liên lạc với nạn nhân. Công tác xác minh, truy tìm hiện nay gặp nhiều khó khăn do hầu hết các Group chat đều có địa chỉ ở ngoài biên giới lãnh thổ Việt Nam.

Trước các thủ đoạn trên, lực lượng Công an khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư:

- Tuyệt đối không nghe và làm theo lời dụ dỗ về đầu tư tài chính trên không gian mạng sẽ đem lại lợi nhuận cao, nhất là khi bản thân không có kiến thức về chứng khoán. Tuyệt đối không tham gia vào các Group chat, không đầu tư vào các Website, App khi chưa tìm hiểu kỹ thông tin về đơn vị chủ quản.

- Cần tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, đặc biệt là các nguồn thông tin chính thống như: Trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; các trang thông tin điện tử về tài chính, ngân hàng… Nếu có nhu cầu đầu tư, người dân có thể lựa chọn các nền tảng giao dịch chứng khoán được Nhà nước cấp phép hoạt động…

- Trường hợp nghi vấn các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân và nhà đầu tư cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời…

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam- Ảnh 1.

 

Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT có những điểm mới so với Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT như sau:

Sửa trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Sửa mẫu giấy công nhận theo hướng linh hoạt và phù hợp với thực tế tình trạng hồ sơ công nhận văn bằng.

Thủ tục công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn

Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT khi có hiệu lực thi hành sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong việc thực hiện thủ tục công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Cụ thể, người có nhu cầu công nhận văn bằng và cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng sẽ thực hiện thủ tục này theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Người đề nghị công nhận văn bằng có thể tải hồ sơ lên Cổng dịch vụ công trực tuyến mà không cần đến trực tiếp nộp hồ sơ. Quá trình xử lý hồ sơ, trong đó có thời hạn xử lý hồ sơ, sẽ được cập nhật để người đề nghị công nhận văn bằng theo dõi, tránh tình trạng hồ sơ quá hạn mà không có lý do.

Cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến để người đề nghị công nhận văn bằng thực hiện việc thanh toán lệ phí công nhận văn bằng.

Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến. Nếu người đề nghị công nhận văn bằng có nhu cầu, kết quả sẽ được trả qua đường bưu chính hoặc trực tiếp.

Người có văn bằng có thể đánh giá sự hài lòng đối với dịch vụ sau khi sử dụng và góp ý đối với dịch vụ qua thư điện tử. Thời gian thực hiện thủ tục công nhận văn bằng sẽ được rút ngắn đáng kể.

Bộ GD&ĐT cho biết, để có thời gian cho các địa phương (Sở GD&ĐT) chuẩn bị các điều kiện cần thiết (phần mềm, máy chủ, trang thiết bị,...), Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/11/2024.

Việc ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT nhằm thực hiện Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm thực hiện tốt chủ trương về chuyển đổi số và tăng cường áp dụng dịch vụ công trực tuyến, đồng thời tạo thuận lợi hơn cho người dân, giải quyết kịp thời việc công nhận văn bằng.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Từ 18/7/2024, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học không giới hạn số lần

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 1957/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Theo đó, từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển (NVXT) không giới hạn số lần.

Từ 18/7/2024, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học không giới hạn số lần- Ảnh 1.

 

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa) thông tin của thí sinh trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung (Hệ thống).

Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia);

Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào tất cả các cơ sở đào tạo (CSĐT) đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại đề án tuyển sinh của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký).

Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển.

Nộp lệ phí xét tuyển từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024

Thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; thời gian nộp từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024.

Các thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin khu vực Phụ lục VI và đối tượng ưu tiên của thí sinh (nếu có).

Bộ GD&ĐT lưu ý, thí sinh tìm hiểu kỹ tài liệu hướng dẫn và phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển; thí sinh chưa rõ các nội dung khai báo, nộp lệ phí xét tuyển có thể liên hệ với cán bộ tại các điểm tiếp nhận hoặc cán bộ của CSĐT trực các số điện thoại hỗ trợ công tác tuyển sinh để được hướng dẫn.

Xác nhận nhập học đợt 1 chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 27/8/2024

Đối với thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, từ ngày 22/7/2024 đến 17 giờ 00 ngày 31/7/2024, thí sinh có thể xác nhận nhập học trên Hệ thống (những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được tiếp tục đăng ký NVXT, trừ các trường hợp được thủ trưởng CSĐT cho phép không nhập học). Trong trường hợp chưa xác định nhập học, thí sinh có thể tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia như các thí sinh khác để các CSĐT xét tuyển, nếu trúng tuyển thí sinh sẽ xác nhận nhập học theo lịch chung.

Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 27/8/2024, tất cả các thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống.

Từ ngày 28/8/2024 đến tháng 12/2024, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của CSĐT, thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của CSĐT (nếu CSĐT xét tuyển bổ sung). Thí sinh đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được thủ trưởng CSĐT cho phép không nhập học.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG

KHÓA XIX, NHIỆM KỲ 2020-2025

 

 

 

 

Đ/c Lê Thị Thu Hồng

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, 

Chủ tịch HĐND tỉnh

 

Đ/c Lê Ánh Dương

Phó Bí thư Tỉnh ủy,

Chủ tịch UBND tỉnh

 

Đ/c Lâm Thị Hương Thành

Ủy viên BTV Tỉnh ủy,

Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh

 

Đ/c Nghiêm Xuân Hưởng

Tỉnh ủy viên,

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh

 

Đ/c Mai Sơn

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh

Đ/c Lê Ô Pích

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đ/c Phan Thế Tuấn

Tỉnh ủy viên,

Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đ/c Trần Văn Tuấn

Tỉnh ủy viên,

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh

 

Đ/c Nguyễn Việt Oanh

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

 

Đ/c Tống Ngọc Bắc

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Đ/c Nguyễn Thị Hương

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy

 

Đ/c Vũ Mạnh Thắng

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

 

Đ/c Phạm Văn Thịnh

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy

Đ/c Trần Công Thắng

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

 

Đ/c Nguyễn Quốc Toản

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Giám đốc Công an tỉnh

 

 

Đ/c Phạm Văn Tạo

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

 

Đ/c Vũ Trí Hải

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Bí thư Thành ủy

 

Đ/c Lê Minh Hoàng

Tỉnh ủy viên,

Chánh Văn phòng Tỉnh ủy

 

Đ/c Lê Tuấn Phú

Tỉnh ủy viên,

Chánh Văn phòng UBND tỉnh

 

Đ/c Trương Văn Nam

Tỉnh ủy viên,

Chánh Thanh tra tỉnh

 

 

Đ/c Bùi Thị Thu Thủy

Tỉnh ủy viên,

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đ/c Vũ Mạnh Hùng

Tỉnh ủy viên,

Giám đốc Sở Nội vụ

Đ/c Nguyễn Đình Hiếu

Tỉnh ủy viên,

Giám đốc Sở Tài chính

 

Đ/c Bùi Thế Chung

Tỉnh ủy viên,

Hiệu trưởng Trường Chính trị

Đ/c Dương Thanh Tùng

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Hiệp Hòa

 

Đ/c Tạ Việt Hùng

Tỉnh ủy viên,

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

 

Đ/c Ngô Văn Nam

Tỉnh ủy viên,

Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Đ/c Từ Quốc Hiệu

Tỉnh ủy viên,

Phó Giám đốc Sở Y tế

Đ/c Đào Xuân Cường

Tỉnh ủy viên,

Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh

 

Đ/c Phạm Việt Dũng

Tỉnh ủy viên,

Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy

Đ/c Thân Minh Quế

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Đảng ủy Các cơ quan tỉnh

 

Đ/c Nguyễn Hoàng Trung

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh

 

Đ/c Lương Xuân Lộc

Tỉnh ủy viên,

Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh

Đ/c Trịnh Văn Ánh

Tỉnh ủy viên,

Tổng Biên tập Báo Bắc Giang

 

 

Đ/c Nguyễn Văn Cảnh

Tỉnh ủy viên,

Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh

 

Đ/c Tạ Huy Cần

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Lạng Giang

Đ/c Thạch Văn Chung

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Yên Dũng

 

Đ/c Ngô Tiến Dũng

Tỉnh ủy viên,

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

Đ/c Đinh Đức Cảnh

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Tân Yên

 

 

Đ/c Nguyễn Thị Kim Dung

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Lục Nam

Đ/c Đặng Đình Hoan

Tỉnh ủy viên,

Chủ tịch Thành phố Bắc Giang

 

 

 

Đ/c Nguyễn Văn Dũng 

Tỉnh ủy viên, 

Bí thư Thị ủy Việt Yên

 

Đ/c Đào Duy Trọng

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Yên Thế

 

 

Đ/c Vương Tuấn Nghĩa

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn

 

Đ/c Ngụy Văn Tuyên

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Sơn Động

Đ/c Ngụy Thị Tuyến

Tỉnh ủy viên,

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Đ/c Thân Trung Kiên

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Tỉnh đoàn

 

 

Đ/c Trần Tuấn Nam

Tỉnh ủy viên,

Phó TB Tuyên giáo Tỉnh ủy

 

Đ/c Nguyễn Thế Thi

Tỉnh ủy viên,

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

 

 

Trung bình (0 Bình chọn)

Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH BẮC GIANG

 

 

 
 

 

 

 

 

Đ/c Trần Văn Tuấn

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách

 

 

Trung bình (0 Bình chọn)

Thường vụ Tỉnh ủy

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY BẮC GIANG NHIỆM KỲ 2020 - 2025

THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY

 

 

Đ/c Lê Thị Thu Hồng

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, 

Chủ tịch HĐND tỉnh

 

Đ/c Lê Ánh Dương

Phó Bí thư Tỉnh ủy, 

Chủ tịch UBND tỉnh

 

ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY

 

Đ/c Lâm Thị Hương Thành

 

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh

Đ/c Mai Sơn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

Đ/c Lê Ô Pích

Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đ/c Nguyễn Việt Oanh

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Đ/c Tống Ngọc Bắc

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy

Đ/c Nguyễn Thị Hương

Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy

Đ/c Vũ Mạnh Thắng

Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

Đ/c Phạm Văn Thịnh

Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy

Đ/c Trần Công Thắng

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh

Đ/c Nguyễn Quốc Toản

Giám đốc Công an tỉnh

Đ/c Phạm Văn Tạo

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân tỉnh

Đ/c Vũ Trí Hải

Bí thư Thành ủy

Trung bình (0 Bình chọn)

Tuyển sinh 2024: Thí sinh chính thức đăng kí thi tốt nghiệp THPT

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.

Tuyển sinh 2024: Thí sinh chính thức đăng kí thi tốt nghiệp THPT- Ảnh 1.

Cổng đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến - Ảnh: VGP/NN

Theo đó, Bộ GD&ĐT quy định, tất cả thí sinh lớp 12 năm học 2023-2024 phải đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến trên hệ thống quản lý thi của Bộ qua địa chỉ (http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn); thí sinh tự do đăng ký trực tiếp tại các điểm thu nhận hồ sơ do Sở GD&ĐT quy định.

Trước đó, từ ngày 24-28/4, Bộ đã mở cổng đăng ký thử trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo đúng quy trình.

Cục Quản lí chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, trong 5 ngày tổ chức đăng kí thử dự thi trực tuyến có khoảng gần 650.000 thí sinh đăng kí thử dự thi. 

Hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT tạo chạy ổn định, bảo đảm cho các thí sinh đăng kí thử dự thi thành công, mọi công tác chuẩn bị trước ngày đăng ký dự thi chính thức đã hoàn tất đúng quy trình.

Từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng kí dự thi chính thức. 

Bộ GD&ĐT không tổ chức phân luồng đăng kí dự thi, thí sinh trên cả nước có thể cùng vào đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5 cho đến hết ngày đăng kí như quy định.

Cổng đăng ký trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở trong 9 ngày, tuy nhiên thực tế những năm gần đây chỉ khoảng trong 5-6 ngày đầu tiên thí sinh đã hoàn thành đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến.

Được biết, Bộ GD&ĐT luôn trực hệ thống cùng bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ các Sở GD&ĐT, các trường THPT trong thời gian thí sinh đăng kí dự thi.

Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra trong hai ngày 27-28/6. Thí sinh sẽ làm 5 bài thi, gồm 3 bài độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn); 1 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên gồm các môn thi thành phần Vật lý, Hóa học, Sinh học; 1 bài thi tổ hợp khoa học xã hội gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT hoặc các môn thi thành phần lịch sử, địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tuyển sinh 2024: Quy đổi IELTS vào các trường đại học như thế nào

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tiếp tục như các mùa tuyển sinh gần đây, năm nay nhiều trường đại học cho phép thí sinh quy đổi điểm IELTS trong tuyển sinh đầu vào.

Tuyển sinh 2024: Quy đổi IELTS vào các trường đại học như thế nào- Ảnh 1.

Quy đổi điểm IELTS sang điểm tiếng Anh của một số trường đại học năm 2024

Trường đại học Ngoại thương năm nay chỉ xét điểm IELTS từ 6.5 trở lên. Thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.5 được quy đổi thành 8,5 điểm môn tiếng Anh khi xét đại học, 7.0 quy đổi thành 9 điểm, 7.5 tương đương 9,5 điểm, 8.0 mới được 10 điểm.

Tại Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM), IELTS 6.0 được quy đổi 10 điểm môn tiếng Anh, IELTS 5.5 được quy đổi 9 điểm và IELTS 5.0 được quy đổi 8 điểm khi xét tuyển.

Trường đại học Mở TPHCM quy định IELTS 4.5 được quy đổi 7 điểm môn tiếng Anh. IELTS 5.0 được quy đổi 8 điểm. IELTS 5.5 được quy đổi 9 điểm. IELTS 6.0 trở lên được quy đổi 10 điểm.

Trường Đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng dành 6% chỉ tiêu xét tuyển đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương. Trường yêu cầu điểm IELTS phải đạt từ 6.5 trở lên đối với ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt và Dược học, hoặc từ 5.5 trở lên đối với ngành còn lại.

Đồng thời, thí sinh cần đảm bảo tổng điểm 2 môn trong tổ hợp xét tuyển tương ứng với ngành học (bắt buộc phải có môn Toán) tối thiểu 16 điểm (đối với ngành Y khoa, Dược học và Răng hàm mặt) hoặc tối thiểu 14 điểm (đối với các ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học và Điều dưỡng).

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ với kết quả học tập bậc THPT với học sinh các trường THPT chuyên trên toàn quốc tốt nghiệp THPT năm 2024; có điểm trung bình chung học tập mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8 điểm trở lên; có điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8 điểm trở lên (tính trung bình chung của 3 môn, làm tròn đến một chữ số thập phân).

Đồng thời, thí sinh trong các chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng điều kiện sau:

Tuyển sinh 2024: Quy đổi IELTS vào các trường đại học như thế nào- Ảnh 2.

Ảnh: VGP/NN

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định- Ảnh 1.

 

Thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), cụ thể hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải. Triển khai thực hiện NDC là trách nhiệm của các quốc gia để thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trong đó có mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp. Để bảo đảm thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 theo NDC và đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.

Phát triển thị trường các-bon và các cơ chế quản lý, trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí hợp lý, thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thu nhập của người dân tham gia các dự án giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng. Tại Việt Nam, từ giữa những năm 2000 đến nay đã có nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện các chương trình, dự án tạo tín chỉ các-bon và trao đổi tín chỉ các-bon ra thế giới trên thị trường tự nguyện, đặc biệt là tín chỉ các-bon từ các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM). Tuy nhiên, trong thời gian qua, có nhiều thông tin, dư luận xã hội chưa thực sự đầy đủ, toàn diện, chính xác về thị trường các-bon và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon, đặc biệt là hoạt động tạo tín chỉ, quản lý tín chỉ các-bon từ rừng và một số lĩnh vực khác. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, người dân hiểu chưa đúng đắn về thị trường các-bon và phương thức tạo tín chỉ các-bon để có thể giao dịch trên thị trường.

Quản lý tín chỉ các-bon bao gồm việc xây dựng và tổ chức triển khai các quy định về cơ chế quản lý việc tạo tín chỉ và trao đổi, mua bán tín chỉ các-bon theo hình thức tự nguyện hoặc bù trừ cho hạn ngạch phát thải khí nhà kính; là cơ sở cho phát triển thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường thế giới. Việc trao đổi, mua bán tín chỉ các-bon và kết quả giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Khẩn trương ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực

Để tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường các-bon, đảm bảo thực hiện NDC, hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người dân và các đối tác tham gia, đồng thời cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ về thị trường các-bon và phương thức tạo tín chỉ các-bon để có thể giao dịch trên thị trường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 

1. Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường:

a) Khẩn trương ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ (Phụ lục IV) và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo đạt mục tiêu cam kết theo NDC, hoàn thành trong Quý III năm 2024;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ các-bon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải theo NDC; đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường các-bon của một số lĩnh vực;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tuyên truyền sâu rộng về các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện NDC, phương thức tạo tín chỉ các-bon, tham gia thị trường các-bon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường các-bon tuân thủ.

Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ các-bon

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ các-bon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường các-bon trong nước, trao đổi với quốc tế;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, trong đó có các quy định về quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon trong nước và ra nước ngoài, trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 7 năm 2024.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan và địa phương có rừng khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan và các địa phương có rừng xác định tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC để làm cơ sở cho các hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon rừng với các đối tác quốc tế; hoàn thành trước ngày 31 tháng 10 năm 2024; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ các-bon rừng và quy định chi tiết đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng hấp thụ các-bon rừng; xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ các-bon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động quản lý, mua bán, trao đổi chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia, đề xuất quy định quản lý (nếu có) và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 năm 2024.

Hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mục tiêu tổ chức, vận hành thí điểm và chính thức đã đề ra; nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển thị trường các-bon.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, các đài phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), phương thức tạo tín chỉ các-bon, tham gia thị trường các-bon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường các-bon tuân thủ.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung uơng:

a) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia theo NDC; rà soát, đánh giá hiện trạng các hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn để đánh giá tiềm năng tạo tín chỉ các-bon, trao đổi tín chỉ các-bon;

b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan rà soát, yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trên địa bàn thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin về chương trình, dự án, số lượng tín chỉ các-bon được tạo ra và trao đổi gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp theo quy định;

c) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan triển khai các chương trình truyền thông về trách nhiệm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia theo NDC, phương thức tạo tín chỉ các-bon, tham gia thị trường các-bon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường các-bon tuân thủ.

8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trung bình (0 Bình chọn)

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng- Ảnh 1.

 

Năm 2023, đất nước ta đạt được những kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đồng tiền Việt Nam cơ bản ổn định, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách trong tầm kiểm soát... Đầu năm 2024, các tín hiệu tiếp tục cho thấy nền kinh tế đang phục hồi trên tất cả các lĩnh vực. Những thành quả này có được là nhờ nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với sự đồng lòng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp.

Năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Trong bối cảnh dự báo tình hình kinh tế thế giới còn rất nhiều khó khăn, để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị với phương châm "5 tăng" gồm: (i) Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; (ii) Tăng cường tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; (iii) Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; (iv) Tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; (v) Tăng cường giám sát, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực; "5 giảm" gồm: (i) Giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý; (ii) Giảm chi phí giao dịch, hoạt động; (iii) Giảm thủ tục hành chính; (iv) Giảm phiền hà, sách nhiễu; (v) Giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau"…; "5 tăng tốc, bứt phá" gồm: (i) Tăng tốc bứt phá về số hóa; (ii) Tăng tốc bứt phá chất lượng dịch vụ; (iii) Tăng tốc bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực; (iv) Tăng tốc bứt phá về hạ tầng ngân hàng; (v) Tăng tốc bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Quan điểm chỉ đạo điều hành xuyên suốt là: (i) Bám sát tình hình và yêu cầu thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; (ii) Không chủ quan, kiên trì, kiên định, kiên quyết thực hiện được các mục tiêu chiến lược đề ra; (iii) Không ngừng đổi mới, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nhanh chóng "xoay chuyển tình thế", "chuyển đổi trạng thái"; (iv) Giữ vững đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng.

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập thể, cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai ngay và thực hiện tốt các nhiệm vụ, công việc sau đây:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quán triệt và quyết liệt triển khai đầy đủ, hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị; các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, nhất là các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024, Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất, thị trường vàng..., các Công điện số 1426, 23 về các giải pháp quản lý thị trường vàng, Công điện số 18 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước để dự báo và điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá. Điều hành tăng trưởng tín dụng hiệu quả gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng.

Thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng, kiện toàn hệ thống thanh tra, kiểm tra bảo đảm thông suốt, gắn kết từ Trung ương đến địa phương, hiệu lực, hiệu quả.

Kịp thời rà soát, xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 để triển khai thực hiện đồng bộ từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 khi Luật các Tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành.

Đẩy mạnh công tác truyền thông về các cơ chế, chính sách về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng; trong đó chú trọng đến các chính sách mới, các chính sách tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như chính sách tỷ giá, tín dụng, lãi suất, tiết kiệm, vay vốn, thanh toán... bằng các hình thức truyền thông đa dạng, phong phú, đảm bảo tính minh bạch, phù hợp với các cam kết quốc tế và quy định của pháp luật.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh; tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng:

- Triển khai tích cực các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả và kiểm soát rủi ro thanh khoản.

- Tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai, minh bạch lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng cho vay có lãi suất thấp, phù hợp yêu cầu sử dụng vốn tín dụng.

- Dành thời gian, công sức tập trung rà soát, phân loại các dự án bất động sản để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với từng doanh nghiệp, từng dự án đủ điều kiện; có giải pháp tín dụng phù hợp đối với các dự án BOT, BT giao thông khả thi, hiệu quả, lĩnh vực xăng dầu; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách...

- Tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng, đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp từng phân đoạn khách hàng và thị trường, loại hình, nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhất là các nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.

- Đẩy mạnh triển khai các chương trình, đề án, chính sách tín dụng như: Chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản; Chương trình tín dụng góp phần thực hiện Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" theo Quyết định 1490/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo lại chung cư cũ để góp phần thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030"…

- Tích cực, chủ động triển khai có hiệu quả, thiết thực chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp.

- Tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2023, đảm bảo kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người vay vốn gặp khó khăn, đồng thời không để trục lợi, làm sai quy định và sai lệch bản chất, nợ xấu.

- Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của các tổ chức tín dụng nhà nước; tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của tổ chức tín dụng trong việc chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo quan điểm "Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp

Thủ tướng chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp đồng bộ, hài hòa, linh hoạt, chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp.

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, sửa đổi hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tinh thần là giảm cấp trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, kịp thời tiến độ triển khai Luật.

Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành và địa phương có giải pháp thiết thực, hiệu quả triển khai Đề án xây dựng 01 triệu căn nhà ở xã hội; triển khai quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Tháng 5/2024 trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, sản phẩm, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống, tạo bước đột phá mở rộng thị phần tại các thị trường mới, còn tiềm năng.

Tổ chức các chương trình khuyến mại trên phạm vi toàn quốc để phối hợp với các địa phương tăng cường kết nối cung cầu, kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước.

Về việc xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp, kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII: Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng nghị định của Chính phủ quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 112/TB-VPCP ngày 22 tháng 3 năm 2024 và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại văn bản số 1943/VPCP-CN ngày 25 tháng 3 năm 2024, trình Chính phủ trong tháng 5 năm 2024.

Tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt trong Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024, đồng thời phối hợp với các địa phương hoàn thiện phụ lục các kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10 tháng 5 năm 2024.

Ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng

Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án 06, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó trọng tâm là triển khai Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản, nhất là quy định liên quan thủ tục với mỏ vật liệu xây dựng thông thường bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đúng quy định pháp luật.

Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin về đất đai, phối hợp với Bộ Xây dựng để kết nối với Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục công bố, hợp quy thuốc thú y; theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, chủ động chỉ đạo các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sản xuất, thúc đẩy, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Ưu tiên nguồn lực tháo gỡ khó khăn trong hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, người dân, doanh nghiệp trong hoạt động ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng và các dịch vụ thanh toán.

Ưu tiên nguồn lực tháo gỡ khó khăn trong hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dưới các hình thức phù hợp; tập trung ngăn chặn nạn tín dụng đen…

Phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ vốn uỷ thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tốt các chương trình tín dụng thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Các tổ chức kinh tế và người dân thực hiện sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, linh hoạt, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, tiếp tục đổi mới công tác quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng để tăng khả năng tiếp cận tín dụng, sử dụng hiệu quả vốn tín dụng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của người vay vốn./.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 4/2024

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm; tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 4/2024.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 4/2024- Ảnh 1.

Nghiên cứu ngay việc xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội có thời hạn đến 15 năm.

Tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024

Tại Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 5/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các giải pháp tăng trưởng tín dụng; chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước nghiên cứu ngay việc xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội có thời hạn đến 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn cho vay thương mại thông thường.

Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 8/4/2024 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức rà soát các nguồn nước ngọt dự trữ trên địa bàn để có phương án cân đối, điều hòa nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước thực tế tại từng địa bàn.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2024 gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy định của Bộ về xuất nhập khẩu dược liệu, bảo đảm tháo gỡ nhanh các vướng mắc tạo điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định; việc sửa đổi các quy định cho hoạt động này hoàn thành trước ngày 25/4/2024.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-01/5

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Bộ, các Sở Giao thông vận tải và các đơn vị kinh doanh vận tải xây dựng phương án tổ chức vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 được phê duyệt; tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát về quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, khoa học, hiệu quả, các nhà máy điện vận hành an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa sự cố, bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2024 và các năm tiếp theo.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện 31/CĐ-TTg ngày 4/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chức năng: thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Có phương án cụ thể, chi tiết, bố trí lực lượng thường trực tại các chốt, trạm để kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; Rà soát, lập danh sách các khu rừng có nguy cơ cháy cao, đặc biệt chú trọng các khu rừng ở phía Bắc bị ảnh hưởng do đợt rét đậm, rét hại vừa qua, tạo ra lớp vật liệu cháy lớn trong rừng.

Thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 1/4/2024 yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là các địa phương khu vực Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương: Theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về thời tiết, khí tượng, thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn; kiểm kê, nắm chắc thông tin về nguồn nước trên địa bàn để cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của địa phương phù hợp với các kịch bản nguồn nước. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước ngọt.

Tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; trường hợp xảy ra thiếu nước không bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu sử dụng, phải ưu tiên cấp đủ nước cho sinh hoạt, tưới cho cây lâu năm có giá trị kinh tế cao và các nhu cầu thiết yếu khác; vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thủy lợi để lấy nước, chủ động trữ nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tối thiểu nước tưới cho cây trồng khi xảy ra thiếu nước, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chỉ thị yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế, các đối tác lớn, nhất là chính sách về tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư… Nắm chắc tình hình thị trường, cân đối cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, giá, nhất là đối với xăng, dầu, các hàng hóa thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cập nhật, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các phương án, kịch bản chỉ đạo, điều hành phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"

Chính phủ ban hành Nghị định 35/2024/NĐ-CP ngày 2/4/2024 quy định về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú".

Cụ thể, đối tượng áp dụng là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục bao gồm:

+ Nhà giáo và cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục (gọi chung là nuôi dạy), giảng dạy trong cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục;

+ Cán bộ quản lý làm nhiệm vụ quản lý tại các cơ quan quản lý giáo dục theo quy định của pháp luật (gọi chung là cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục);

+ Cán bộ nghiên cứu giáo dục làm nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp;

+ Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng;

+ Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục dân lập và tư thục.

Quy định chi tiết xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật

Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP ngày 4/4/2024 quy định chi tiết xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật.

Nghị định nêu rõ, việc xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật phải bảo đảm nguyên tắc: Tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình (tác phẩm, công trình) về văn học, nghệ thuật của tác giả chỉ được đề nghị xét tặng một chuyên ngành về văn học, nghệ thuật.

Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của tác giả đã được tặng "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật thì không được kết hợp với tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật khác để đề nghị xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" về văn học, nghệ thuật.

Hội đồng các cấp chỉ được trình cấp trên có thẩm quyền xem xét các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị phạt tới 2 tỷ đồng

Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 5/4/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 2 tỷ đồng.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo Nghị định, nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường; Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền.

Mức hỗ trợ lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia BHYT khi thực hiện nhiệm vụ

Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trong đó, Nghị định quy định mức hỗ trợ cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế được quy định như sau:

- Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

- Trường hợp tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển.

Nghị định nêu rõ: Khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ. Việc xác định khu vực biển để lấn biển đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại điểm a, b và d khoản 2 Điều 190 Luật Đất đai năm 2024.

Quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Nghị định quy định chi tiết về đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hoạt động xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Trong đó, Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 10 năm.

Quy định mới về hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chính phủ ban hành Nghị định 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về nguyên tắc cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quỹ), Nghị định 45/2024/NĐ-CP bổ sung thêm nguyên tắc: Doanh nghiệp đã được vay vốn của Quỹ được xem xét cho vay đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh mới từ nguồn vốn của Quỹ nếu doanh nghiệp đã hoàn trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn.

Nguyên tắc này nhằm hạn chế một doanh nghiệp trong cùng một giai đoạn vay vốn dàn trải cho nhiều dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Đồng thời, sau khi doanh nghiệp hoàn trả hết sẽ đủ cơ sở đánh giá kết quả, hiệu quả, khả năng và nhu cầu thực sự hỗ trợ lần tiếp theo.

Tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 2/4/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 62-KL/TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Chương trình hành động phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, bảo đảm các đơn vị sự nghiệp công lập sau sắp xếp phải có tổ chức bộ máy phù hợp, cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức gắn với vị trí việc làm, phương thức quản lý theo hướng tiên tiến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - công nghệ; hiệu quả hoạt động được đánh giá dựa trên sản phẩm, kết quả công việc.

Quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần '5 quyết tâm', '5 bảo đảm', '5 đẩy mạnh'

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt, kịp thời và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Chương trình đưa ra nhiệm vụ, giải pháp dài hạn là khẩn trương rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, chú trọng chính sách nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo quản, chế biến phục vụ xuất khẩu; có chính sách hỗ trợ hiện đại hóa nghề cá, cải thiện sinh kế, đào tạo nghề, tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi, bám biển, nâng cao cuộc sống, hướng dẫn quản lý lao động nghề cá phù hợp với quy định pháp luật lao động trong nước và quốc tế.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 24/4/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm xác định các danh mục dự án cụ thể, xác định tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030".

Mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và ngày càng hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Giả mạo website của Bộ TT&TT để lừa đảo, đánh cắp thông tin

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Trang web vietgcv[.] cc giả mạo website Bộ TT&TT để lừa đảo người dùng, đánh cắp thông tin tài sản.

Giả mạo website của Bộ TT&TT để lừa đảo, đánh cắp thông tin - Ảnh 1.

Nhiều website giả mạo dịch vụ công, lừa đảo người dùng - Ảnh minh họa

Theo đó, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa cảnh báo trang web vietgcv [.] cc giả mạo website Bộ TT&TT, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc.

Ứng dụng này cho phép đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp thông tin, tài sản nên người dân cần nâng cao cảnh giác, tránh truy cập và làm theo hướng dẫn của các đối tượng xấu.

Trước đó, Cục An toàn thông tin đã cảnh báo về trường hợp các đối tượng lừa đảo thiết lập trang web tại địa chỉ tên miền policeonline[.]club, giả mạo website của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng để đăng “quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo với tỷ lệ thành công 99,9%”, khiến cho nhiều người dân lại thêm một lần nữa bị lừa chiếm đoạt tài sản.

Trong 3 tuần đầu tháng 4/2024, hệ thống canhbao.khonggianmang.vn của Cục An toàn thông tin đã tiếp nhận gần 630 phản ánh của người dùng về các trường hợp lừa đảo trực tuyến, trong đó có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung cấp, dịch vụ lớn như một số bộ ngành, các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, dịch vụ công...

Đáng chú ý, trong gần 2 tháng trở lại đây, các đối tượng lừa đảo tiếp tục tạo các trang web giả mạo dịch vụ công quốc gia với nhiều địa chỉ tên miền khác nhau và đều là tên miền quốc tế, cụ thể như: Dichvucong[.]cvgov[.]com; Dichvucong[.]xgovvn[.]net; Dichvucong[.]dulieuqucogia[.]com... Vì vậy, người dân cần cảnh giác khi truy cập các website này.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Nắng nóng kỷ lục: Nhiều nước phát cảnh báo sức khỏe

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nắng nóng kỷ lục trên thế giới khiến nhiều quốc gia đẩy mạnh triển khai các biện pháp ứng phó, trong đó có việc phát cảnh báo về sức khỏe, đóng cửa các trường học.

Nắng nóng kỷ lục: Nhiều nước phát cảnh báo sức khỏe- Ảnh 1.

Cử tri Ấn Độ đi bỏ phiếu dưới thời tiết nắng nóng. Ảnh: NurPhoto

Nhiều nước đang hứng chịu nhiệt độ cao từ 37 đến hơn 40 độ C. Chính quyền khuyến cáo người dân hạn chế ra đường trong thời tiết nắng nóng như thiêu đốt, điều chỉnh giờ học thể chất để tránh học sinh tiếp xúc nắng nóng… Tình hình nắng nóng, nhiệt độ tăng cao được dự báo kéo dài trong tuần này.

Cho học sinh nghỉ học

Ngày 28/4, Chính phủ Philippines thông báo sẽ dừng các lớp học trực tiếp tại tất cả các trường học công lập trên toàn quốc vào ngày 29 và 30/4, sau khi hứng chịu một đợt nắng nóng kỷ lục tại thủ đô Manila, theo Hãng tin Bloomberg.

Trước đó, Hãng tin Reuters đưa tin hơn 7.000 trường công lập tại Philippines đã chuyển sang hình thức học trực tuyến trong tuần qua, do nắng nóng bất thường tại nhiều khu vực.

Nhiều trường học ở Philippines không có máy điều hòa, khiến học sinh phải chịu cái nóng oi bức trong những lớp học đông đúc, kém thông thoáng.

Ngoài ra, hơn 75% giáo viên tại Philippines cho rằng nền nhiệt hiện tại ở mức "không thể chịu đựng" và đã có 87% học sinh từng mắc phải các triệu chứng liên quan đến nhiệt trong những ngày qua.

Lào cũng ban hành các biện pháp hỗ trợ người dân nhằm ứng phó với nắng nóng trong bối cảnh nền nhiệt cao kỷ lục liên tục duy trì trong những ngày qua.

Theo báo Laotian Times, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết vì lo ngại những rủi ro về sức khỏe nếu trẻ em phải chịu đựng nhiệt độ cao như hiện nay.

Đặc biệt, hệ thống cơ sở vật chất làm mát cần phải được bố trí đầy đủ, sắp xếp các hoạt động ngoài giờ hợp lý, đồng thời tổ chức các buổi học bù trong trường hợp phải đóng cửa trường học để đảm bảo sức khỏe cho học sinh.

Trong trường hợp lớp học không có quạt và điều hòa, giáo viên nên cân nhắc cho học sinh tạm nghỉ học.

Bộ Giáo dục Bangladesh tuyên bố các trường trung học và cao đẳng sẽ vẫn đóng cửa trong ngày 29/4 ở các quận Dhaka, Rajshahi, Khulna, Chuadanga và Jashore. Tuy nhiên, các trường tiểu học sẽ vẫn mở trên toàn quốc.

Tại Singapore, cơ quan khí tượng cho hay nhiệt độ tại nước này vào năm 2024 có thể tăng cao hơn năm ngoái. Đây là năm có nhiệt độ cao thứ 4 kể từ khi thông số này bắt đầu được ghi nhận vào năm 1929.

Kể từ tháng trước, một số trường học đã nới lỏng các quy định về đồng phục, cho phép học sinh mặc trang phục thể dục thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng dai dẳng.

Tại Thái Lan, nhiệt độ được dự báo sẽ vượt quá 40 độ C ở Bangkok cùng các khu vực miền trung và miền bắc đất nước. Cơ quan khí tượng quốc gia khuyến cáo người dân tránh ở ngoài trời trong thời gian dài. Tháng qua, 30 người đã chết vì đột quỵ do say nắng, theo dữ liệu từ Bộ Y tế Thái Lan.

Cơ quan khí tượng Malaysia hôm 28/4 đưa ra cảnh báo thời tiết nắng nóng đối với 16 khu vực ghi nhận nhiệt độ từ 35 đến 40 độ C trong ba ngày liên tiếp.

Bộ Y tế Malaysia cho biết tổng cộng 45 trường hợp mắc bệnh liên quan đến nắng nóng đã được ghi nhận ở nước này tính đến ngày 13/4, trong đó có hai ca tử vong do say nắng. Tuy nhiên, không rõ thời điểm nhà chức trách bắt đầu kiểm đếm.

Trong khi đó, nhiệt độ tăng cao ở Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, đang khiến dịch sốt xuất huyết lây lan mạnh, với số ca mắc tăng hơn gấp đôi lên 35.000 ca so với 15.000 ca một năm trước đó.

Người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Siti Nadia Tarmizi cho hay hiện tượng El Nino đã kéo dài mùa khô và nhiệt độ nóng hơn đẩy nhanh vòng đời của muỗi.

Ít nhất hai người đã thiệt mạng ở bang Kerala - miền Nam Ấn Độ - do nghi ngờ bị đột quỵ vì nắng nóng, truyền thông nước này đưa tin hôm 29/4. Tờ The Hindu đưa tin một cụ bà 90 tuổi và một người đàn ông 53 tuổi đã tử vong ở bang Kerala hôm 29/4 khi nhiệt độ tăng vọt lên 41,9 độ C - cao hơn gần 5,5 độ C so với bình thường.

Cơ quan Thời tiết Ấn Độ dự đoán sẽ có nhiều ngày nắng nóng hơn bình thường trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay.

Nắng nóng tác động lớn đến trẻ em, người già

Thời tiết cực đoan ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất đến người già và trẻ nhỏ. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cảnh báo hơn 243 triệu trẻ em trên khắp khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương có nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng và thậm chí là tử vong trong những ngày hè năm nay.

Theo các chuyên gia của UNICEF giải thích, vì trẻ em có ít khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt hơn so với người lớn nên trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt độ như các bệnh hô hấp mãn tính, hen suyễn và các bệnh liên quan đến tim mạch.

"Trẻ em dễ bị tổn thương hơn người lớn trước tác động của biến đổi khí hậu và nhiệt độ quá cao là mối đe dọa tiềm tàng gây tử vong ở trẻ nhỏ", bà Debora Comini, giám đốc văn phòng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của UNICEF, cho biết.

Sẽ thêm nhiều đợt nắng nóng nghiêm trọng trong tương lai

Trả lời phỏng vấn AFP, nhà khí tượng học Muhammad Abul Kalam Mallik ở Bangladesh cho hay quốc gia này chưa từng chứng kiến đợt nắng nóng dữ dội như vậy kể từ lúc ghi nhận số liệu nhiệt độ vào năm 1948. Ông Mallik nói nhiệt độ nóng như thiêu đốt ảnh hưởng đến khoảng 3/4 diện tích Bangladesh.

"Biến đổi khí hậu và các nguyên nhân do con người gây ra bao gồm: đô thị hóa ồ ạt, phá rừng, thu hẹp nguồn nước và tăng cường sử dụng máy điều hòa không khí… là lý do khiến nhiệt độ ngày càng tăng. Chúng ta sẽ chứng kiến thêm nhiều đợt nắng nóng nghiêm trọng như thế này trong tương lai", ông Mallik nói.

Các nhà nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu khí hậu của Thụy Sĩ IQ Air cho biết đợt nắng nóng đầu hè 2024 là do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm biến đổi khí hậu do con người gây ra và ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino.

"Hiện tượng này dẫn đến nhiệt độ tăng cao chưa từng có trên toàn khu vực", các nhà nghiên cứu của nhóm IU Air cho biết trong một tuyên bố được đăng tải hôm 5/4. "Hiện chúng tôi chưa nhìn thấy được ngày kết thúc chính xác của chuỗi ngày nắng nóng, bởi việc nhiệt độ giảm xuống còn phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết và các nỗ lực giảm nắng nóng của chính phủ", các nhà nghiên cứu nói thêm.

Giáo sư Benjamin Horton, giám đốc Đài quan sát Trái đất Singapore, cho biết mức nhiệt mà toàn cầu ghi nhận trong 12 tháng qua, cả trên đất liền và trên đại dương, đã khiến giới khoa học phải kinh ngạc.

"Chúng tôi luôn biết rằng thế giới sẽ chuyển biến theo hướng như thế này với lượng khí nhà kính ngày càng tăng, nhưng chúng ta đã vượt kỷ lục về nắng nóng sớm hơn dự kiến", ông Horton nói.

Châu Âu đang nóng lên nhanh nhất

Một báo cáo hôm 22/4 cho biết châu Âu là lục địa có tốc độ nóng lên nhanh nhất, tăng gần gấp đôi mức tăng trung bình toàn cầu.

Báo cáo này được đưa ra bởi Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) - cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu.

Theo Hãng tin AP, sự nóng lên bất thường của châu Âu làm dấy lên những lo ngại về hậu quả đối với sức khỏe con người, hiểm họa băng tan và các rủi ro có thể gây ra cho hoạt động kinh tế của toàn châu lục.

Tháng 3 năm nay cũng đánh dấu tháng thứ 10 liên tiếp C3S ghi nhận mức nhiệt độ cao kỷ lục hằng tháng tại châu Âu.

Theo báo cáo trên, mức trung bình 5 năm gần đây ghi nhận nhiệt độ châu Âu cao hơn 2,3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, hơn 1,3 độ C so với mức trung bình trên toàn cầu và gần đạt đến mức 1,5 độ C - mức giới hạn được đặt ra trong Thỏa thuận Paris 2015.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Những ngày tới nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước- Ảnh 1.

Khu vực rừng bị cháy tại tỉnh Nghệ An chiều 30/4/2024.

Đó là nội dung tại Công điện số 43/CĐ-TTg về việc tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước vừa được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 1/5/2024.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng Giám đốc: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công điện nêu: Trong những ngày vừa qua, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nắng nóng gay gắt đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 370C đến 390C, có nơi trên 420C; đã xảy ra 15 vụ cháy rừng tại các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Quảng Trị, Nghệ An, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang…, làm cháy trên 260 ha rừng các loại, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và đời sống của nhân dân. Đặc biệt, vụ cháy từ ngày 26 - 27 tháng 4 năm 2024 tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã thiêu rụi gần 20 ha rừng, hai cán bộ kiểm lâm hy sinh và một kiểm lâm khác bị thương khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia trong những ngày tới nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh khu vực Duyên hải Trung Bộ (từ Quảng Bình đến Phú Yên), Tây Nguyên và Nam Bộ; từ ngày 10 - 20 tháng 5 năm 2024, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng trở lại. Do đó, nguy cơ xảy ra cháy rừng vẫn ở mức cao. Để tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng Giám đốc: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm:

a) Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

b) Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2024, Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng và các văn bản chỉ đạo có liên quan;

c) Đây mới là thời điểm bắt đầu mùa hè; vì vậy, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng, nóng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn, khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách sau:

a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt;

b) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời, kiểm tra, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy, tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; xử lý nghiêm các hành vi dùng lửa có nguy cơ gây cháy rừng trong suốt thời kỳ cao điểm, nguy cơ cháy rừng cao;

c) Chủ động và khẩn trương rà soát kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương với phương châm "bốn tại chỗ"; bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

d) Trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo hiệu quả, an toàn; tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; đảm bảo trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng chống khói độc, công tác hậu cần, lương thực, thực phẩm, nước uống, vật tư y tế phục vụ các lực lượng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng;

đ) Phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất;

e) Có phương án, kế hoạch di dời người dân, tài sản của nhân dân, nhà nước và doanh nghiệp ra khỏi các khu vực bị ảnh hưởng bởi cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra; có biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối và có chính sách phù hợp, hiệu quả cho các lực lượng tham gia làm nhiệm vụ chữa cháy rừng; tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ;

g) Chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

h) Thường xuyên theo dõi thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ nắng nóng, nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng (trên các bản tin của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, trang tin của Cục Kiểm lâm: kiemlam.org.vn, của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia: nchmf.gov.vn); kịp thời thông tin, báo cáo ngay khi có cháy rừng về Trực ban của Cục Kiểm lâm, theo số điện thoại: 098 666 8 333; E-mail: fpd@kiemlam.org.vn, đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng từ các địa phương khác (khi cần thiết).

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ động chỉ đạo công tác dự báo, cảnh báo, tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi toàn quốc, trong đó tập trung chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách sau:

a) Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nhất là các vùng trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, kịp thời cung cấp thông tin cho các địa phương để chủ động thực hiện các phương án về phòng cháy, chữa cháy rừng; duy trì, dự báo, cảnh báo, nguy cơ cháy rừng để thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh liên lạc chỉ đạo, điều hành;

b) Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương, nhất là các khu vực trọng điểm về cháy rừng; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng; duy trì chế độ thường trực công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị rà soát, chủ động các phương án hỗ trợ cao nhất có thể cho công tác chữa cháy rừng trên địa bàn đóng quân, sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy khi xảy ra cháy rừng.

5. Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo ngành điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ trì, phối hợp với chính quyền các địa phương và các cơ quan liên quan đảm bảo an toàn tuyệt đối của hệ thống điện quốc gia, không để xảy ra sự cố về truyền tải, cung cấp điện phục vụ sản xuất và đời sống của người dân.

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi sát tình hình, nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo, kịp thời cung cấp thông tin về thời tiết và các hiện tượng thời tiết cực đoan đến các cơ quan liên quan và người dân, phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông tiếp tục làm tốt công tác thông tin, truyền thông về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; kịp thời đưa thông tin về cảnh báo và dự báo cháy rừng.

8. Giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trực tiếp chỉ đạo và xử lý các vấn đề liên quan đến phòng cháy, chữa cháy rừng; nhất là các vấn đề phát sinh, đột xuất, bất ngờ.

9. Văn phòng Chính phủ, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng, Phó Thủ tướng phụ trách kết quả thực hiện./.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)