Tăng cường công tác quản lý chiếu sáng trang trí đô thị

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Để đảm bảo mỹ quan đô thị, khắc phục các tồn tại, hạn chế, làm ảnh hưởng đến mỹ quan, cảnh quan đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 2261/UBND-KTN yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý chiếu sáng trang trí đô thị trên địa bàn tỉnh.
Từng bước đầu tư chiếu sáng trang trí thông minh để tiết giảm năng lượng, nâng cao chất lượng chiếu sáng
(Ảnh nguồn tư liệu).

Cụ thể, đối với UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chiếu sáng trang trí tại các đô thị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Việc chiếu sáng trang trí đô thị phải phù hợp cho từng tuyến phố, các tuyến đường là trục chính, trục cảnh quan đô thị cần có thiết kế đồng bộ, có chủ đề thống nhất. Khuyến khích các tổ chức, người dân tham gia đầu tư xây dựng chiếu sáng trang trí đô thị nhưng phải sử dụng công nghệ, thiết bị tiết kiệm, đúng mục đích, an toàn.

Nghiên cứu đề xuất nội dung quy hoạch chiếu sáng trong đồ án quy hoạch đô thị. Có kế hoạch đầu tư trung hạn, dài hạn với danh mục đầu tư, nguồn vốn đầu tư cụ thể để chủ động triển khai thực hiện các công trình chiếu sáng công cộng nói chung và chiếu sáng trang trí nói riêng, khắc phục tình trạng đầu tư sử dụng tạm thời, chưa mang tính lâu dài và bền vững.

Đối với các khu vực tuyến đường cảnh quan chính đô thị, khu vực trung tâm, quảng trường, các vị trí là cửa ngõ của đô thị… UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch hàng năm, ưu tiên bố trí nguồn vốn hoặc kêu gọi từ các nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện việc đầu tư, duy trì vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị và chiếu sáng trang trí đô thị.

Từng bước đầu tư chiếu sáng trang trí thông minh để tiết giảm năng lượng, nâng cao chất lượng chiếu sáng, đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và có khả năng kết nối đồng bộ để quản lý, giám sát, điều khiển từ xa.

Đối với hệ thống chiếu sáng trang trí trên các cầu vượt, cổng chào, hầm chui, cầu chui, bố trí căng ngang trên cao. Tại các tuyến đường giao thông cần tiết giảm ánh sáng theo lưu lượng hoặc theo nhu cầu để giảm mức tiêu thụ năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng vào ban đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hệ thống chiếu sáng trang trí khu công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước, đài phun nước sử dụng ánh sáng dịu, đảm bảo hài hòa giữa yếu tố cảnh quan với các công trình kiến trúc khác.

Đối với các khu vực chiếu sáng trang trí cho các biển hiệu quảng cáo tuân thủ quy định về cấp phép quảng cáo theo Luật Quảng cáo và quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 của Chính phủ, phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời. Chiếu sáng phương tiện quảng cáo ngoài trời phải phù hợp với khu vực được chiếu sáng, đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, không được làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông và các hoạt động khác của đô thị.

Đối với các dự án khu đô thị, khu dân cư, nhà ở tại các đô thị việc chiếu sáng trang trí đô thị tuân thủ các nội  dung về chiếu sáng được quy định tại quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng.

Đối với chiếu sáng trang trí tại các tổ dân phố, ngõ xóm được thực hiện từ nguồn vốn xã hội hóa hoặc do Nhân dân tự đóng góp thì UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với đơn vị điện lực tại địa phương hướng dẫn người dân sử dụng điện tiết kiệm, an toàn, sử dụng các vật tư, thiết bị chiếu sáng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật, được kiểm định an toàn phòng chống cháy, nổ.

UBND cấp huyện phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị bố trí nguồn nhân lực để quản lý công tác chiếu sáng trang trí tại các đô thị. Xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác quản lý chiếu sáng trang trí tại địa phương.

Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện các nội dung, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình quản lý chiếu sáng trang trí đô thị trên địa bàn tỉnh…

* Xem chi tiết Công văn tại đây./.

Nguyễn Miền

Trung bình (0 Bình chọn)

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 27-31/5/2024

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 – 2030; hỗ trợ kinh phí phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm các khu rừng đặc dụng... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 27-31/5/2024.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 27-31/5/2024- Ảnh 1.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 27-31/5/2024.

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 – 2030

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 18/CT-TTg về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 – 2030.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các nhiệm vụ giải pháp tài chính nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, gồm giải pháp đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; giải pháp thu ngân sách nhà nước; giải pháp quản lý đảm bảo cơ cấu chi, hiệu quả chi ngân sách nhà nước; giải pháp quản lý đảm bảo an toàn, bền vững nợ công; giải pháp về phát triển thị trường, dịch vụ tài chính, huy động các nguồn lực quốc tế trong các lĩnh vực mới nổi; quản lý tài sản công, doanh nghiệp nhà nước, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, khu vực quản lý nhà nước. 

Phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 28/5/2024 gửi Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ban Dân vận Trung ương; Cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị xã hội; Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải; Bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam về việc tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đúng kế hoạch.

Bổ sung làm rõ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước 

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 76/NQ-CP về đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước tại Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30/01/2023 của Chính phủ về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. 

Nghị quyết 76/NQ-CP bổ sung làm rõ đối tượng tại Điều 1 của Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ như sau:

Việc ảnh hưởng của dịch COVID-19 quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 07/NQ-CP của Chính phủ là ảnh hưởng chung đến kinh tế cả nước. Tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất, thuê mặt nước hằng năm đều thuộc đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30/01/2023 của Chính phủ.

Đối với người thuê đất, thuê mặt nước đã nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 07/NQ-CP thì thực hiện theo quy định tại Nghị quyết này (bao gồm cả hồ sơ đề nghị giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước mà người thuê đất, thuê mặt nước đã nộp đúng theo quy định nhưng đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành mà chưa được xử lý).

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng

Ngày 27/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 79/NQ-CP thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại 

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Hỗ trợ kinh phí phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm các khu rừng đặc dụng 

Chính phủ đã ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp. Trong đó nêu rõ: Cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm.

Xuất cấp gạo cho 5 địa phương dịp giáp hạt năm 2024

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 30/5/2024 giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 1.029,255 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 5 tỉnh: Phú Yên (106,035 tấn gạo), Ninh Thuận (589,605 tấn gạo), Đắk Lắk (155,64 tấn gạo), Đắk Nông (170,67 tấn gạo) và Lâm Đồng (7,305 tấn gạo) để cứu đói cho Nhân dân dịp giáp hạt năm 2024. 

Trung bình (0 Bình chọn)

Chiến dịch bổ sung vitamin A cho hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Y tế vừa tổ chức chiến dịch bổ sung Vitamin A liều cao cho hơn 6 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi trên quy mô toàn quốc.

Chiến dịch bổ sung vitamin A cho hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc- Ảnh 1.

Bộ Y tế tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A cho hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc từ ngày 1/6 - Ảnh: VGP/TH

Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 cho trẻ em trên toàn quốc bắt đầu từ hôm nay - ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Bộ Y tế dự kiến, sẽ có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A đợt này. Số Vitamin A này từ nguồn thuốc do tổ chức Vitamin Angel - Hoa Kỳ viện trợ.

Theo đó, chiến dịch sẽ bổ sung vitamin A cho trẻ em từ 6 đến 59 tháng tuổi tại 31 tỉnh, thành phố có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở mức cao; bổ sung vitamin A cho trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi tại 32 tỉnh, thành phố còn lại.

Đồng thời, các địa phương sẽ tiến hành tẩy giun cho trẻ em từ 24 đến 59 tháng tuổi tại 22 tỉnh, thành phố khó khăn.

Tại lễ khai mạc chiến dịch bổ sung vitamin A cho hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc tổ chức tại Hoà Bình ngày 1/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các ngành, các địa phương tiếp tục chung tay với ngành y tế tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em, thông qua các hành động cụ thể như: tăng cường đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình, cải thiện chất lượng bữa ăn, sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, ưu tiên lựa chọn và sử dụng thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng.

Thứ trưởng cũng khuyến cáo các bà mẹ cần nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn dặm đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng và phù hợp với độ tuổi. Các bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cần được bổ sung các sản phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng hàng ngày.

Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch và mắt. Trẻ thiếu vitamin A dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, thiếu vitamin A nặng có thể dẫn đến mù lòa.

Chính vì vậy, nhiều năm qua Việt Nam đã chú trọng tổ chức các chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em với tỷ lệ trẻ được uống đạt trên 98%. Các chiến dịch bổ sung Vitamin A đã giúp Việt Nam thanh toán được bệnh mù loà do thiếu vitamin A. Đây là một thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Thủ tướng: Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thăm, tặng quà các thầy cô giáo, các cháu học sinh tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao, trong đó cần đặc biệt quan tâm, "thực tâm, thực lòng, thực chất" trong chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em khuyết tật.

Thủ tướng: Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao- Ảnh 1.

Sáng 31/5, nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động Vì Trẻ em 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, tặng quà các thầy cô giáo, các cháu học sinh đang theo học tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 31/5, nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động Vì Trẻ em 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, tặng quà các thầy cô giáo, các cháu học sinh đang theo học tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội (Trung tâm).

Cùng đi với Thủ tướng Chính phủ có Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội, Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy văn hóa, hướng nghiệp dạy nghề cho 130 trẻ khuyết tật đặc biệt nặng, trong đó 62 cháu câm điếc, 44 cháu bị khuyết tật trí tuệ, 7 cháu khuyết tật vận động, 17 cháu tự kỷ, tăng động.

Hiện tại Trung tâm đang tổ chức 11 lớp học văn hóa (từ 9-15 cháu/lớp), trong đó có 8 lớp học văn hóa dành cho trẻ khiếm thính, 3 lớp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Các cháu được hưởng chế độ nuôi dưỡng theo quy định của Thành phố mức 1.760.000 đồng/đối tượng/tháng và 350.000 đồng/đối tượng/tháng tiền chi khác.

Nhìn chung, các cháu bị câm điếc sau khi rời Trung tâm đều có khả năng hòa nhập cộng đồng và tự lập được cuộc sống. Số cháu khuyết tật đặc biệt nặng không thể tái hòa nhập cộng đồng khi quá tuổi Trung tâm báo cáo Sở chuyển trung tâm khác để nuôi dưỡng suốt đời.

Thủ tướng: Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao- Ảnh 2.

Thủ tướng trò chuyện và cùng các cháu khuyết tật đang học tại Trung tâm tham gia các hoạt động học tập, vui chơi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao- Ảnh 3.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao- Ảnh 4.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao- Ảnh 5.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

'Không để ai bị bỏ lại phía sau'

Phát biểu tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng, xúc động tới thăm, gặp gỡ, trò chuyện với các thầy cô giáo, các cháu học sinh của Trung tâm - nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và hướng nghiệp cho những học sinh kém may mắn, chịu nhiều thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thay mặt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với những tình cảm thân thiết, Thủ tướng gửi tới các thầy cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành giáo dục, cùng toàn thể các cháu học sinh, nhi đồng trên toàn quốc nói chung và các cháu học sinh, nhi đồng có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng lời chào thân ái, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất; chúc các cháu học sinh sẽ có một kỳ nghỉ hè vui vẻ, an toàn, ý nghĩa và thú vị bên gia đình, người thân, thầy cô giáo và bạn bè.

"Trong không khí của những ngày đầu hè với tiếng ve kêu, hoa phượng đỏ, một kỳ nghỉ hè sôi động đầy trải nghiệm với những hoạt động bổ ích, hấp dẫn đang chờ đợi các cháu", Thủ tướng nói.

Thủ tướng nhấn mạnh, trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng hạnh phúc và ấm no. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, đầu tư cho sự phát triển lâu dài, bền vững, nhanh và mang lại hiệu quả cao. Làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển toàn diện, có môi trường sống an toàn, lành mạnh; tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em; không phân biệt đối xử và bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan; coi đây là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài.

Đảng, Nhà nước hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tổ chức thực hiện thông suốt, đồng bộ, toàn diện từ Trung ương tới cấp cơ sở, huy động mọi nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, giáo viên, giáo trình để các cháu học sinh có điều kiện học tập, trong đó các cháu khuyết tật được chăm sóc, giáo dục, có cơ hội vượt qua nghịch cảnh, phát huy tốt nhất khả năng của mình.

Các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể và nhân dân luôn quan tâm, đầu tư, chăm lo cho công tác giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi...

Thủ tướng: Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao- Ảnh 6.

Thăm cơ sở vật chất của Trung tâm, Thủ tướng vui mừng được biết, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhưng các thầy cô giáo và các cháu học sinh đã rất nỗ lực, cố gắng để dạy tốt và học tốt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao- Ảnh 7.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao- Ảnh 8.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng khẳng định, sự quan tâm, chăm lo đó đã mang lại những kết quả rất tích cực, trẻ em khuyết tật được đặc biệt quan tâm, theo đúng tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau", không hy sinh tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và nguồn lực phát triển.

Nguồn lực dành cho chăm sóc trẻ em khuyết tật được huy động từ cả ngân sách Nhà nước và những tấm lòng tốt đẹp của người dân, doanh nghiệp, toàn xã hội.

Nhiều địa phương, tiêu biểu là Hà Nội không chỉ thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách cho trẻ em đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật theo quy định chung, mà còn chủ động ban hành các chính sách đặc thù mở rộng theo thẩm quyền để chăm sóc tốt hơn cho các cháu.

Nhiều trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt đã được xây dựng và đưa vào hoạt động nhằm cải thiện điều kiện học tập và chất lượng cuộc sống của trẻ em khuyết tật, với tấm lòng, tình cảm và cả sự hy sinh của các thầy cô giáo.

Đóng góp vào những kết quả nêu trên có vai trò của Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội, với nhiệm vụ tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, dạy văn hóa và hướng nghiệp dạy nghề cho 130 cháu học sinh khuyết tật.

Qua báo cáo của lãnh đạo Trung tâm, Thủ tướng vui mừng được biết, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhưng các thầy cô giáo và các cháu học sinh đã rất nỗ lực, cố gắng để dạy tốt và học tốt.

Ngoài học văn hóa, các cháu còn được học tin học, được hướng nghiệp dạy nghề (hiện đang có nghệ nhân dạy các cháu làm hoa đất), dạy kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ giúp các cháu hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, các cháu được chăm sóc tốt, được vui chơi, tham gia nhiều hoạt động thể thao, rèn luyện sức khỏe bổ ích và lý thú.

"Có thể nói, sau 46 năm hình thành và phát triển, Trung tâm đã trở thành ngôi nhà chung của các cháu học sinh, nhi đồng, trở thành mái ấm của trí thức, của tình yêu thương.

Mái ấm này chính là nơi các thầy cô giáo đã thực sự trở thành những người cha, người mẹ luôn bền bỉ, kiên trì, bao dung, vị tha, cảm thông, nhẫn nại, vừa dạy vừa dỗ, truyền đạt kiến thức, vừa bảo ban, vỗ về, động viên, chia sẻ với những khó khăn, thiệt thòi của các cháu.

Mái ấm này chính là nơi tiếp sức, truyền lửa, giúp các cháu không ngừng nỗ lực, cố gắng, bằng ý chí và nghị lực đã vượt qua nghịch cảnh để học tập tốt, rèn luyện tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và nhanh chóng hòa nhập cộng đồng", Thủ tướng xúc động.

Thủ tướng rất vui mừng được biết, sau khi được nuôi dưỡng chăm sóc tại Trung tâm, có những cháu được gia đình cho đi học tiếp cấp THCS, có những cháu được các công ty, doanh nghiệp tiếp nhận dạy nghề và tạo việc làm với mức thu nhập từ 3 đến 10 triệu đồng/tháng.

Đây là những tín hiệu rất đáng mừng, thể hiện văn hóa, truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta, giúp cho trẻ em không được may mắn có cơ hội khẳng định mình và có những đóng góp nhất định cho xã hội; là minh chứng rõ nét, sống động cho lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên".

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhất là vai trò của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng.

Thủ tướng trân trọng và biểu dương những nỗ lực, kết quả đạt được của thầy, trò và cán bộ, người lao động tại Trung tâm; nhất là vai trò đặc biệt, tình thương yêu, lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, bền bỉ, sự hy sinh của các thầy, các cô đối với các cháu học sinh.

Thủ tướng: Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao- Ảnh 9.

Thủ tướng tặng quà cho các cháu đang học tại Trung tâm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thực tâm, thực lòng, thực chất chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em khuyết tật

Thủ tướng nêu rõ, giai đoạn phát triển mới đặt ra cho công tác về trẻ em nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật nói riêng nhiều khó khăn, thách thức mới. Những rào cản của việc tiếp cận một nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng đối với trẻ khuyết tật cần được tiếp tục quan tâm, giải quyết. "Khó khăn đến mấy, thách thức đến mấy cũng phải làm", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng nhấn mạnh, ghi nhớ và thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"; để vượt qua những thách thức đó, chúng ta cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, thiết thực hơn, dành nhiều nguồn lực hơn để làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong thời gian tới.

"Mỗi gia đình hãy thực sự là một mái ấm tràn ngập tình yêu thương để các cháu được quan tâm, chăm lo, cảm nhận sự an toàn và niềm hạnh phúc, cảm nhận được sự bình đẳng! Mỗi ngôi trường hãy là một mái nhà hạnh phúc, để 'mỗi ngày đến trường là một niềm vui', để các cháu được học tập, rèn luyện, giao lưu, trưởng thành và phát triển! Cả cộng đồng, xã hội chúng ta hãy hành động thiết thực với trách nhiệm cao nhất; với những tình cảm gần gũi, thân thương nhất; với cả tấm lòng và trái tim yêu thương! Hãy là chỗ dựa vững chắc, là nơi để các cháu gửi gắm niềm tin, yêu thương và tin tưởng vào tương lai của mình!", người đứng đầu Chính phủ chia sẻ.

Về một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng lưu ý một số trọng tâm, mà trước hết là tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em nói chung, giáo dục trẻ em nói riêng.

Trong đó, tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề như: Tình trạng thiếu cơ sở giáo dục, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp; thừa, thiếu giáo viên cục bộ; hiện tượng giáo viên có những hành vi không đúng mực, bạo lực, xâm hại… đối với trẻ em; tình trạng sách giáo khoa còn những bất cập, trường tạm, điểm trường còn xa, điều kiện sinh hoạt, dạy và học của thầy và trò còn khó khăn ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Cùng với đó là vấn đề bảo đảm nhà vệ sinh, nước sạch, chế độ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm tại bếp ăn của các trường học; những hiểm họa, như ma túy học đường, đuối nước, trò chơi bạo lực, tai nạn thương tích…; tình trạng thiếu nơi vui chơi giải trí an toàn, bổ ích, nhất là trong dịp hè để phòng ngừa, ngăn chặn những thông tin xấu độc, không trong sáng trên môi trường mạng, văn hóa ngoại lai, không chuẩn mực.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh triển khai các chủ trương, chính sách về người khuyết tật, trong đó có học sinh, nhi đồng khuyết tật. Bộ GD&ĐT tăng cường phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tập trung hoàn thành Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, còn việc triển khai đầu tư có thể phân kỳ, phù hợp nguồn lực từng giai đoạn.

Chính quyền địa phương các cấp cần đẩy mạnh hợp tác công tư, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đặc thù, như chữ nổi, thiết bị hỗ trợ khiếm thính, khiếm thị, tự kỷ, khuyết tật trí tuệ… cho học sinh. Tiếp tục quan tâm thực hiện đầy đủ các chính sách cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

Thủ tướng: Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao- Ảnh 10.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

UBND TP. Hà Nội đẩy nhanh tiến độ dự án "Cải tạo, nâng cấp Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội" để cải thiện nơi ở, học tập, sinh hoạt cho trẻ em của Trung tâm. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo để công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề cho các cháu có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất.

Thủ tướng mong muốn các thầy cô giáo của hệ thống các trường chuyên biệt nói chung và của Trung tâm nói riêng không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục chia sẻ, đồng cảm, thương yêu, dạy dỗ, chỉ bảo các cháu học sinh trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.

Thủ tướng nhắc lại, sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã gửi gắm niềm tin của mình đối với các cháu nhi đồng qua 4 câu thơ:

"Bác mong các cháu 'cho ngoan',

Mai sau gìn giữ giang san Lạc - Hồng.

Sao cho nổi tiếng Tiên - Rồng,

Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam".

Thủ tướng: Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước, cho sự phát triển nhanh, bền vững, lâu dài, hiệu quả cao- Ảnh 11.

Thủ tướng mong các cháu hãy không ngừng cố gắng, kiên trì, quyết tâm, nghị lực; luôn nuôi dưỡng, ấp ủ những ước mơ, hoài bão, khao khát cháy bỏng để vượt qua nghịch cảnh, có được kiến thức và tay nghề giỏi, trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng mong các cháu hãy không ngừng cố gắng, kiên trì, quyết tâm, nghị lực; luôn nuôi dưỡng, ấp ủ những ước mơ, hoài bão, khao khát cháy bỏng để vượt qua nghịch cảnh, có được kiến thức và tay nghề giỏi, trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.

"Các cháu hãy luôn lạc quan, tự tin, không mặc cảm vì sự khiếm khuyết, mà phải phấn đấu nhiều hơn nữa trong học tập, rèn luyện, nâng cao trí lực và thể lực; đồng thời, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các bạn có hoàn cảnh tương tự, cùng tích cực tham gia dựng xây tương lai đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. Các cháu hãy luôn nhớ rằng: Đảng, Nhà nước, gia đình, xã hội, thầy cô, nhà trường, bạn bè, xã hội luôn đồng hành, hỗ trợ, mong đợi và tin tưởng ở các cháu", Thủ tướng phát biểu.

Nhân dịp này, Thủ tướng đánh giá cao, trân trọng cảm ơn và mong muốn các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tiếp tục đồng hành, chia sẻ và có những hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, thực tâm, thực lòng, thực chất cho việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em khuyết tật, chung tay mang lại cho các cháu tình yêu thương và niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Xuất cấp gạo cho 5 địa phương dịp giáp hạt năm 2024

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 30/5/2024 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt năm 2024.

Xuất cấp gạo cho 5 địa phương dịp giáp hạt năm 2024- Ảnh 1.

Xuất cấp gạo cho 5 địa phương dịp giáp hạt năm 2024.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 1.029,255 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 5 tỉnh: Phú Yên (106,035 tấn gạo), Ninh Thuận (589,605 tấn gạo), Đắk Lắk (155,64 tấn gạo), Đắk Nông (170,67 tấn gạo) và Lâm Đồng (7,305 tấn gạo) để cứu đói cho Nhân dân dịp giáp hạt năm 2024.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý cụ thể theo quy định; theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm về căn cứ, thông tin, số liệu báo cáo đề xuất.

Ủy ban nhân dân tỉnh các tỉnh: Phú Yên, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và thực hiện hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức theo quy định.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

12 tỉnh chưa giải ngân vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Tài chính vừa có công văn số 5404/BTC-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu từ nguồn NSNN tháng 4, ước thực hiện tháng 5 kế hoạch năm 2024. Trong đó, giải ngân vốn đầu tư công từ ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) 4 tháng đạt 20%, ước hết tháng 5 đạt 29%.

12 tỉnh chưa giải ngân vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia- Ảnh 1.

 

Theo báo cáo, ước lũy kế giải ngân đến hết tháng 5/2024 khoảng 7.555 tỷ đồng (đạt 27,76% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao): CTMTQG Xây dựng nông thôn mới khoảng 2.411 tỷ đồng (đạt 31%), CTMTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 3.755 tỷ đồng (đạt 28%), CTMTQG Giảm nghèo bền vững là 1.389 tỷ đồng (đạt 26%).

Một số tỉnh, thành phố đã tích cực cải thiện đáng kể tỷ lệ giải giân; trong đó 09 tỉnh lũy kế giải ngân vốn đầu tư công từ ngân sách trung ương thực hiện các CTMTQG đến hết tháng 4/2024 đạt tỷ lệ từ 30% trở lên. Bên cạnh đó, còn một số tỉnh, thành phố chưa chỉ đạo quyết liệt thực hiện giải ngân; trong đó 10 tỉnh lũy kế giải ngân vốn đầu tư công từ ngân sách trung ương thực hiện các CTMTQG đến hết tháng 4/2024 đạt tỷ lệ giải ngân rất thấp (dưới 10%), trong đó Cà Mau, Bình Phước tỷ lệ giải ngân là 0%. Đây cũng là 02 tỉnh chưa thực hiện phân bổ kế hoạch vốn (Cà Mau chưa phân bổ vốn CTMTQG Xây dựng nông thôn mới, Bình Phước chưa phân bổ vốn CTMTQG Giảm nghèo bền vững).

Giải ngân vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương thực hiện các CTMTQG 4 tháng đạt 607 tỷ đồng, đạt 3% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (20.170 tỷ đồng): CTMTQG Xây dựng nông thôn mới là 61 tỷ đồng (đạt 3%), CTMTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 317 tỷ đồng (đạt 3%), CTMTQG Giảm nghèo bền vững là 229 tỷ đồng (đạt 3%).

12 tỉnh chưa thực hiện giải ngân vốn sự nghiệp gồm: Bình Phước, An Giang, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thái Nguyên, Yên Bái, Lâm Đồng, Đắc Nông.

Khuyến nghị của Bộ Tài chính trong phân bổ vốn đầu tư

Để đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư thực hiện các CTMTQG, Bộ Tài chính đã có các văn bản nhận xét phân bổ kế hoạch đầu tư năm 2024 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Bộ Tài chính đã có ý kiến đề nghị các Tỉnh rà soát phân bổ vốn đầu tư thực hiện các CTMTQG như sau:

Phân bổ danh mục dự án thực hiện các CTMTQG đảm bảo theo đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn và nội dung hỗ trợ quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 phê duyệt CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2023 phê duyệt CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 phê duyệt CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Bố trí vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện theo đúng quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách địa phương thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Sát cánh cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường tuần tra, kiểm soát gắn với hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân. Qua đó, trực tiếp giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Sát cánh cùng ngư dân vươn khơi, bám biển- Ảnh 1.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận phối hợp tuyên truyền pháp luật cho ngư dân - Ảnh: VGP/ Trung Thành

Là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với vùng biển, đảo rộng trên 52.000 km2 có nguồn hải sản phong phú, Bình Thuận tập trung khá lớn lượng tàu thuyền các loại. Toàn tỉnh hiện có 7.861 tàu cá và trên 44.500 ngư dân hoạt động cùng tàu. 

Bám sát đặc điểm địa bàn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đã triển khai nhiều nội dung hoạt động để sát cánh cùng ngư dân vươn khơi, bám biển. Trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật, phòng, chống thiên tai cho ngư dân; đồng thời rà soát, bổ sung, hoàn thiện và luyện tập thuần thục các phương án tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Mỗi cán bộ, chiến sĩ đều có ý thức, trách nhiệm gắn kết với ngư dân bởi đó là những "cánh tay nối dài" của lực lượng Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Các cơ quan, đơn vị cũng thường xuyên duy trì chế độ trực 24/24 giờ; phối hợp các lực lượng sẵn sàng nhân lực, phương tiện bảo đảm xử trí kịp thời các tình huống; triển khai thực hiện tốt các chương trình đồng hành cùng ngư dân; kịp thời nắm bắt, hỗ trợ những gia đình ngư dân gặp khó khăn trong đời sống, sản xuất

Bên cạnh đó, để các hoạt động kinh tế biển của ngư dân mang lại hiệu quả bền vững, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật khi khai thác, đánh bắt hải sản nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của bà con. Vai trò của cán bộ, đảng viên được chú trọng phát huy thông qua việc phân công đảng viên đồn biên phòng phụ trách hộ gia đình; phân công cán bộ phụ trách phương tiện có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài.

Chỉ tính từ năm 2018 đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền pháp luật cho hơn 153.000 lượt ngư dân, cấp phát hơn 13.700 tờ rơi liên quan đến công tác chống khai thác IUU. Kết quả, gần 13.000 lượt chủ thuyền, thuyền trưởng ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Tam, ngư dân huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận cho biết: "Nhờ công tác tuyên truyền của các lực lượng, nhất là Bộ đội Biên phòng, bà con ngư dân đã hiểu rõ lợi ích của việc chấp hành tốt các quy định về đánh bắt hải sản, không vi phạm vùng biển nước ngoài. Mọi người đều động viên nhau cùng thực hiện tốt để vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vừa bảo vệ lợi ích kinh tế của chính ngư dân là những người trực tiếp khai thác trên biển".

Cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, Bộ đội Biên phòng còn thường xuyên duy trì nghiêm hoạt động tuần tra, kiểm soát; tập trung vào các tàu cá từ 12 mét trở lên, tàu cá hoạt động xa bờ, các tàu cá có nguy cơ vi phạm khai thác IUU; kiên quyết không cho tàu cá chưa đủ các thủ tục, giấy tờ, trang thiết bị theo quy định ra khơi hoạt động. Từ đó, góp phần khắc phục trạng tàu cá vi phạm. 

Kết quả, số vụ ngư dân, tàu cá của Bình Thuận vi phạm vùng biển nước ngoài giảm đáng kể qua từng năm. Cụ thể, năm 2018, xảy ra 6 vụ/9 tàu cá/63 lao động vi phạm; năm 2022 xảy ra 3 vụ/4 tàu cá/24 lao động vi phạm. Và năm 2023, Bình Thuận chỉ xảy ra 1 vụ/1 tàu cá/7 lao động vi phạm bị nước ngoài bắt giữ.

Sát cánh cùng ngư dân vươn khơi, bám biển- Ảnh 2.

Cán bộ Đồn Biên phòng Tân Thành, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận trao tặng áo phao, cờ Tổ quốc cho ngư dân - Ảnh: VGP/ Trung Thành

Đặc biệt, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận luôn tích cực hỗ trợ, giúp đỡ bà con ngư dân trong mỗi hải trình vươn khơi, bám biển. Theo Đại tá Chu Văn Tấn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận, vươn khơi, bám biển không chỉ là hành trình mưu sinh của ngư dân, mà còn trực tiếp góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 

Do vậy, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã luôn cố gắng sát cánh, đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngư dân yên tâm đánh bắt hải sản trên các ngư trường truyền thống, góp phần cùng các lực lượng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Đến nay, các cơ quan, đơn vị cơ sở thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đã phối hợp trao tặng 15.000 lá cờ Tổ quốc, 1.600 ảnh Bác Hồ, 800 đèn pin và 1.600 áo phao (trong đó có 1.250 áo phao đa năng) cho ngư dân. Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đã phối hợp cùng các lực lượng như Hải quân, Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức tiếp nhận, chăm sóc y tế 07 tàu cá/57 lao động bị nạn trên biển; tiếp nhận, chăm sóc sức khỏe 05 công dân nước ngoài bị nạn trên biển được cứu vớt và đưa vào bờ an toàn; hỗ trợ phường tiện, đưa 36 ngư dân bị nạn trên biển trở về gia đình ở Quảng Ngãi, Bình Định.

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác, đánh bắt thủy, hải sản. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, giám sát tại các cửa khẩu, cảng biển, trạm kiểm soát biên phòng. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương, tạo sức mạnh tổng hợp, giúp ngư dân vững tin vươn khơi, bám biển.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Cơn bão đầu tiên của mùa bão 2024 gây nhiều thiệt hại tại Philippines

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 30/5, Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu rủi ro thiên tai quốc gia (NDRRMC) của Philippines cho biết Ewiniar, cơn bão đầu tiên đổ bộ nước này trong năm nay, đã gây thiệt hại nông nghiệp hơn 21,6 triệu peso (gần 368.430 USD).

Cơn bão đầu tiên của mùa bão 2024 gây nhiều thiệt hại tại Philippines- Ảnh 1.

Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi khu vực ngập lụt do bão Ewiniar tại tỉnh Quezon, Philippines ngày 26/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

NDRRMC nêu rõ bão Ewiniar càn quét Philippines với mưa lớn kèm gió mạnh đã khiến 8 người thiệt mạng và 8 người bị thương. 

Cơn bão cũng ảnh hưởng đến 369 nông dân, ngư dân và 292,9 ha cây trồng ở vùng Calabarzon; làm hư hại 22 ngôi nhà ở vùng Đông Visayas. Ngoài ra, có tới 51.858 người tại vùng đô thị Manila, vùng Trung Luzon, Calabarzon, Mimaropa, vùng Bicol, Trung Visayas và Đông Visayas chịu ảnh hưởng do bão. Khoảng 21.225 người phải sơ tán, trong đó 14.816 người tìm nơi trú ẩn tạm thời tại các trung tâm sơ tán; 6.409 người tới ở nhờ nhà người thân hoặc bạn bè.

NDRRMC cho biết Chính phủ Philippines đã phân phối hàng cứu trợ tổng trị giá 6,7 triệu peso tới những khu vực và người dân bị ảnh hưởng của bão.

Đôi nét về cơn bão đầu tiên

Bão Ewiniar hình thành từ một áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở vùng biển phía Đông của miền Nam Philippines, sau đó di chuyển dọc Philippines và mạnh lên thành bão vào hôm 26/5.

Đây cơn bão đầu tiên của mùa bão năm nay, muộn hơn một tháng so với trung bình nhiều năm. Cơn bão này đang có nhiều tên gọi khác nhau như bão Ewiniar, bão số 1 hay bão Aghon.

Lý giải về điều này, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, Ewiniar là tên quốc tế của cơn bão. Đây là cơn bão đầu tiên ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương nên mã số quốc tế là 2401. Mã số này do Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt vì Nhật Bản đang được Tổ chức Khí tượng Thế giới giao trọng trách theo dõi, dự báo bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Vì thế, bão Ewiniar còn được gọi là bão số 1. Tuy nhiên, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cũng lưu ý, đây là bão số 1 ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, không phải là bão số 1 trên Biển Đông.

Về thông tin bão Ewiniar 8 lần đổ bộ Philippines, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, Philippines là quốc đảo với hơn 7000 hòn đảo. Cơn bão di chuyển vào khu vực miền Trung Philippines rồi đi lên phía Bắc, cứ mỗi lần lên một đảo được tính là một lần đổ bộ.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định, mùa bão trên Biển Đông năm nay có thể diễn biến rất phức tạp do sự chuyển dịch trạng thái ENSO từ El Nino sang trung tính, sau đó sang La Nina.

Dự báo khoảng nửa đầu mùa (tháng 6-8), số lượng cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có thể ít hơn trung bình nhiều năm. Tuy nhiên từ tháng 9-12, bão có thể hoạt động mạnh hơn, dồn dập hơn với số lượng cơn bão nhiều hơn, khả năng xuất hiện các cơn bão mạnh, trái quy luật.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tiêu thụ điện lần đầu tiên vượt 1 tỷ kWh/ngày, EVN khuyến cáo triệt để tiết kiệm điện

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sản lượng điện tiêu thụ điện toàn quốc ngày 28/5/2024 đã đạt đỉnh kỷ lục mới là 1,0019 tỷ hWh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày vượt 1 tỷ kWh.

Tiêu thụ điện lần đầu tiên vượt 1 tỷ kWh/ngày, EVN khuyến cáo triệt để tiết kiệm điện- Ảnh 1.

Công nhân ngành điện tăng cường kiểm tra tình hinh vận hành nhằm bảo đảm cung cấp điện trong những ngày nắng nóng - Ảnh: VGP/Toàn Thắng

Trong những ngày cuối tháng 5/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt, oi bức tái diễn ở nhiều khu vực của cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc lại tăng cao kỷ lục. Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, mặc dù công suất đỉnh của toàn hệ thống đến ngày 28/5 chưa vượt qua đỉnh của cuối tháng 4 (là 47670 MW, cũng là đỉnh lịch sử đến hiện tại) nhưng sản lượng điện tiêu thụ điện toàn quốc ngày 28/5/2024 đã đạt đỉnh kỷ lục mới là 1,0019 tỷ hWh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày vượt 1 tỷ kWh.

Riêng đối với khu vực miền Bắc, trong những ngày gần đây mặc dù thời tiết khá nắng nóng, oi bức nhưng vẫn chưa phải đợt nóng đỉnh điểm. Tiêu thụ điện miền Bắc những ngày qua cũng đã tăng cao cả về công suất và sản lượng nhưng đều chưa vượt qua đỉnh cũ. Do vậy, tiêu thụ điện ở miền Bắc vẫn còn tiếp tục tăng lên, gia tăng áp lực về cung cấp điện trong những đợt nóng cao điểm có thể diễn ra thời gian tới.

Để chung tay góp phần đảm bảo cung cấp điện trong mùa hè nắng nóng năm 2024 đã và đang có xu thế bất lợi về thời tiết, EVN mong muốn tiếp tục nhận được sự chia sẻ và hành động tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm trưa (từ 11h00 đến 15h00) và tối (từ 19h00 đến 23h00).

Trong đó, đặc biệt chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ, chi bật điều hòa khi thực sự cần thiết, đặt nhiệt độ ở mức 26-27 độ trở lên; đồng thời chú ý không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn trong giờ cao điểm.

Việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm điện cũng giảm thiểu nguy cơ sự cố về điện và hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao.

Để đảm bảo cung cấp điện năm 2024 và các năm tiếp theo như Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, EVN và các đơn vị đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp về điều hành tối ưu hệ thống điện, thị trường điện, tăng cường nhập khẩu điện, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Trung tâm Điều độ HTĐ quốc gia lập phương thức và điều hành hệ thống điện, thị trường điện một cách tối ưu; xây dựng các kịch bản cung ứng điện, hàng tuần cập nhật các yếu tố về sản xuất điện, nhu cầu phụ tải, diễn biến thuỷ văn để chủ động lập, điều chỉnh kế hoạch vận hành hệ thống điện.

Các Tổng Công ty, Công ty Điện lực phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh/thành phố để thực hiện nghiêm, hiệu quả các chương trình, giải pháp tiết kiệm điện tối thiểu để đạt mục tiêu theo Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

EVN cũng đã và đang quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đầu tư xây dựng các dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo tiến độ các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện tại, EVN và các đơn vị đang tập trung nỗ lực cao nhất bằng mọi giải pháp để phấn đấu hoàn thành triển khai thi công đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối theo đúng tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Indonesia ra mắt cổng thông tin chính phủ điện tử tích hợp

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Chính phủ Indonesia ra mắt cổng thông tin chính phủ điện tử (GovTech) tích hợp, lấy tên gọi là INA Digital nhằm đồng bộ các ứng dụng của chính phủ hiện tại và tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận và sử dụng.

Indonesia ra mắt cổng thông tin chính phủ điện tử tích hợp- Ảnh 1.

Ảnh: GovInsider

Phát biểu tại buổi ra mắt INA Digital ngày 27/5, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) cho biết, INA Digital hoạt động với tư cách là một siêu ứng dụng nhằm cung cấp giải pháp tích hợp cho các dịch vụ kỹ thuật số khác nhau của chính phủ, bao gồm các cổng thông tin quốc gia và các dịch vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng. 

Indonesia có khoảng 27.000 ứng dụng, nền tảng của các bộ, cơ quan, chính quyền khu vực

Nền tảng này nhằm xử lý các dịch vụ xã hội dễ dàng hơn, đơn giản hơn và minh bạch hơn, góp phần quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh của Indonesia trên toàn cầu.

Theo Tổng thống Indonesia, hiện có khoảng 27.000 ứng dụng, nền tảng của các bộ, cơ quan cũng như chính quyền khu vực hoạt động độc lập, do đó vẫn chưa thể giảm đáng kể tính phức tạp của thủ tục hành chính mặc dù chính phủ đã số hóa hệ thống dịch vụ công.

Tổng thống yêu cầu từ năm nay, các cơ quan ban ngành ngừng tạo các ứng dụng/nền tảng dịch vụ công mới. Theo TTXVN, sau khi ra mắt INA Digital, Chính phủ Indonesia sẽ dần dần tích hợp và đồng bộ các dịch vụ từ các bộ/tổ chức hiện vẫn có ứng dụng riêng. 

Dự kiến INA Digital sẽ đi vào hoạt động từ tháng 9 năm nay. Trước mắt, có 9 dịch vụ ưu tiên hoạt động cơ bản được ưu tiên hoàn thành, bắt đầu từ giáo dục, y tế, xã hội, cảnh sát, bộ máy nhà nước, nhận dạng kỹ thuật số cơ bản, trao đổi dữ liệu, thanh toán kỹ thuật số và cổng dịch vụ công./.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Món ăn bình dị Việt Nam được ghi danh trong top ẩm thực châu Á

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Chuyên trang ẩm thực quốc tế TasteAtlas công bố danh sách 100 món ăn đường phố hấp dẫn nhất ở châu Á, trong đó Việt Nam góp mặt với 5 món ngon bao gồm bánh mỳ, phở, cơm tấm, chả giò và bánh xèo.

Món ăn bình dị Việt Nam được ghi danh trong top ẩm thực châu Á- Ảnh 1.

Bánh mỳ Việt Nam lọt top 100 món ăn đường phố hấp dẫn ở châu Á. (Nguồn: Vietnam+)

Đứng ở vị trí thứ 3, bánh mỳ không chỉ là món ăn quen thuộc của người Việt mà còn được thực khách quốc tế vô cùng yêu thích. Bánh mỳ độc đáo bởi hình thức, hương vị cũng như phương pháp chế biến và sự đa dạng về nguyên liệu.

Món ăn bình dị Việt Nam được ghi danh trong top ẩm thực châu Á- Ảnh 2.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese dành lời khen với bánh mỳ truyền thống của Việt Nam. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Thông thường, một chiếc bánh mỳ bao gồm thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt nướng, giò, chả, trứng, pate, xúc xích… ăn kèm với dưa chuột, dưa góp, các loại rau gia vị, thêm tương ớt, xì dầu… tùy theo sở thích. Sự đặc biệt của các loại gia vị cùng sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu là những bí quyết tạo nên sự nổi tiếng của bánh mỳ.

Bánh mỳ ở mỗi nơi đều mang hương vị đặc trưng riêng, hãy dành thời gian để khám phá và thưởng thức sự đa dạng ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương nơi du khách đi qua.

Món ăn bình dị Việt Nam được ghi danh trong top ẩm thực châu Á- Ảnh 3.

 

Xếp ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng, cơm tấm là món ăn phổ biến ở miền Nam Việt Nam, là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng trong nước và quốc tế.

Cơm tấm theo công thức được làm từ gạo tấm - một loại gạo hạt vỡ, được dùng chung với nhiều món ăn kèm như thịt nướng, trứng ốp la, chả trứng, bì lợn thái sợi..., thêm hành lá cắt nhỏ, cà chua, dưa chuột và rau củ ngâm, rưới với nước mắm tỏi ớt.

Du khách có thể dễ dàng tìm thấy các quán cơm tấm từ bình dân đến sang trọng ở khắp phố phường với hình ảnh những bếp than ngoài trời khói nghi ngút cùng mùi thơm đặc trưng của thịt nướng.

Món ăn bình dị Việt Nam được ghi danh trong top ẩm thực châu Á- Ảnh 4.

(Ảnh: MInh Sơn/Vietnam+)

Không thể thiếu trong danh sách này là phở - tinh hoa ẩm thực Việt. Đây là món ăn được du khách quốc tế ưa chuộng bởi hương vị tinh tế, đặc trưng, độc đáo.

Món Phở được xếp thứ 10 trong bảng xếp hạng.

Phở theo truyền thống có nước dùng được ninh từ xương cùng với các loại gia vị, thảo mộc như quế, hồi, thảo quả. Sợi phở được thả trong bát nước dùng nóng hổi, thêm các loại thịt như thịt gà với phần thịt ức gà, thịt đùi, thịt bò với phần thịt như gầu bò, bắp bò, nạm bò chín hoặc tái, xào lăn. Bên trên trang trí với hành lá, rau thơm, ăn kèm quẩy, chanh, ớt… theo khẩu vị.

Điểm làm nên sự đặc trưng hấp dẫn của phở nằm ở phần gia vị và thảo mộc, vừa mang hương vị đậm đà nhưng vẫn thanh đạm, tinh tế.

Món ăn bình dị Việt Nam được ghi danh trong top ẩm thực châu Á- Ảnh 5.

(Nguồn: Vietnam)

Được xếp hạng 24 trong danh sách, chả giò (theo cách gọi ở miền Nam) hay nem rán (theo cách gọi ở miền Bắc) là món ăn được gói trong bánh tráng và đem chiên vàng giòn. Món ăn có cách làm tương đối đơn giản, chỉ cần gói kín các nguyên liệu như thịt xay, tôm, trứng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt… trong một chiếc bánh tráng, sau đó đem chiên đến khi vàng đều các mặt, ráo dầu.

Chả giò có lớp vỏ ngoài bắt mắt, bên ngoài giòn tan, bên trong mềm mọng, được chấm cùng nước chấm chua ngọt tạo nên vị ngon khó cưỡng.

Bên cạnh loại nhân truyền thống, người ta cũng chế biến món ăn theo nhiều cách khác nhau như chả giò hải sản, chả giò cá, hay chả giò chay… Chả giò vừa có thể dùng làm món ăn chính, vừa có thể là món ăn khai vị trong một bữa ăn.

Món ăn bình dị Việt Nam được ghi danh trong top ẩm thực châu Á- Ảnh 6.

 

Bánh xèo được xếp hạng thứ 43 trong danh sách, là món ăn chơi hấp dẫn và phổ biến của Việt Nam, được kết hợp bởi nhiều loại nguyên liệu tươi ngon hấp dẫn. Vỏ bánh xèo được làm từ bột gạo, có màu vàng tươi của nghệ, mùi thơm của nước cốt dừa. Nhân bánh thường bao gồm tôm, thịt xay xào chín hoặc thái hạt lựu, giá đỗ.

Bột khi đổ vào chảo dầu sôi sẽ tạo ra tiếng “xèo” - đúng như tên gọi của bánh. Món ăn thường được cuốn với rau cải, rau xà lách, các loại rau thơm và chấm với nước mắm chua ngọt.

Đây không phải là lần đầu tiên, ẩm thực Việt Nam được gọi tên trong danh sách món ăn nổi tiếng nhất thế giới và châu Á.

Mới đây, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas cũng công bố bánh mỳ đứng đầu trong bảng xếp hạng 100 món bánh mỳ kẹp ngon nhất thế giới, với đánh giá 4,6/5 sao.

Năm 2023, trong danh sách 50 món ăn đường phố hấp dẫn nhất châu Á do CNN liệt kê, ẩm thực truyền thống của Việt Nam có 3 món ăn lọt vào danh sách này là bánh mỳ, phở và càphê đá./.

Theo TTXVN

Trung bình (0 Bình chọn)

Phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 28/5/2024 về việc tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đúng kế hoạch.

Phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải- Ảnh 1.

Phát triển hạ tầng giao thông là trụ cột quan trọng, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Công điện gửi Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ban Dân vận Trung ương; Cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị xã hội; Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải; Bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Công điện nêu: Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong ba khâu đột phá chiến lược, trong đó phát triển hạ tầng giao thông là trụ cột quan trọng, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu cả nước đến năm 2025 có khoảng 3.000 km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông; làm tiền đề đến năm 2030 có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc.

Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải và nhiều địa phương từ Bắc đến Nam được giao làm cơ quan chủ quản đã nỗ lực, cố gắng tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và đã hoàn thành các thủ tục để đang thực hiện thi công các dự án đường bộ cao tốc và đang triển khai các công việc để khởi công trong năm 2024 đối với các Dự án: Hòa Bình - Mộc Châu, Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương, Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng,v..v…

Công tác giải phóng mặt bằng là công tác phức tạp, khó khăn do liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và sinh kế của người dân; quá trình triển khai thường kéo dài và ảnh hưởng lớn đến tiến độ các dự án. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các địa phương đã thay đổi trong cách nghĩ, cách làm, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; tăng cường đối thoại trực tiếp với người dân, thực hiện công tác dân vận để nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng, vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật để giải quyết các khiếu nại, kiến nghị; lựa chọn vị trí và xây dựng các khu tái định cư với các điều kiện sinh sống tốt hơn và ít nhất bằng với nơi ở cũ; chăm lo đến đời sống, tạo sinh kế ổn định cho người dân sau khi nhường đất, nhà ở, ruộng vườn để xây dựng các dự án. Chính vì vậy, sau 01 năm từ khi các dự án quan trọng quốc gia được thông qua chủ trương đầu tư và sau 06 tháng từ khi nhận được đầy đủ cọc giải phóng mặt bằng, các địa phương đã thực hiện thu hồi để bàn giao cho các chủ đầu tư dự án ít nhất trên 70% diện tích, đáp ứng đủ điều kiện để khởi công, đến nay nhiều địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, là một thành tích rất lớn so với triển khai các dự án ở giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải một số địa phương vẫn còn chậm trong triển khai ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.

Để hoàn thành các dự án trọng điểm đúng tiến độ đề ra, Thủ tướng Chính phủ đề nghị:

1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương, các đoàn thể chính trị xã hội chỉ đạo các tổ chức trực thuộc các cấp vào cuộc tích cực và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp để vận động nhân dân nơi có công trình dự án đi qua sẵn sàng bàn giao mặt bằng, thực hiện tái định cư.

2. Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án đi qua tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị bám sát các mốc tiến độ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng để hoàn thành bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, 02 dự án đường vành đai và 03 dự án cao tốc trục Đông – Tây trong quý II năm 2024; tăng cường làm việc trực tiếp với người dân, thực hiện công tác dân vận để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, vận dụng linh hoạt, hiệu quả các quy định của pháp luật để giải quyết các khiếu nại, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người dân; phối hợp với các chủ đầu tư để ưu tiên giải phóng mặt bằng tại các vị trí là đường găng về tiến độ thi công như khu vực xử lý nền đất yếu, công trình cầu, hầm lớn, khu vực đường tiếp cận thi công; tập trung vào một số công việc cụ thể sau:

a) Các công việc yêu cầu hoàn thành trước ngày 30/6/2024

- Các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Hậu Giang, Kiên Giang đẩy nhanh việc hoàn thiện các khu tái định cư; Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa đẩy nhanh việc di dời hạ tầng kỹ thuật; Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi tập trung chỉ đạo để sớm bàn giao các diện tích còn lại của Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 và các dự án trọng điểm khác.

- Tỉnh Bình Định thực hiện song song các thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng để bàn giao mặt bằng ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15, bảo đảm việc điều phối vật liệu tại dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

- Tỉnh Đồng Nai bổ sung nhân lực, quyết liệt chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy nhanh công tác đo đạc, kiểm đếm, phê duyệt phương án đền bù, giải quyết khiếu kiện, xây dựng các khu tái định cư tại dự án Biên Hòa - Vũng Tàu và Dự án đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các tỉnh: Khánh Hòa và Đắk Lắk sớm hoàn thành thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, khai thác rừng, đấu giá, thu hồi rừng; tỉnh Khánh Hòa giải quyết vướng mắc về giá đất tại Dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

- Các tỉnh, thành phố: An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng đẩy nhanh di dời hạ tầng kỹ thuật, giải quyết các khiếu nại để bàn giao phần còn lại của Dự án An Giang - Cần Thơ - Sóc Trăng.

- Các tỉnh: Bắc Ninh và Hưng Yên đẩy nhanh xây dựng các khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật; tỉnh Hưng Yên phối hợp với các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn trong thu hồi đất để bố trí hoàn trả đất sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng tại dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội.

b) Các công việc yêu cầu hoàn thành trong năm 2024

- Thành phố Đà Nẵng ưu tiên bàn giao các thửa đất nông nghiệp, tăng cường vận động người dân đồng thuận với phương án tạm cư, bố trí vào các khu tái định cư sẵn có; đẩy nhanh công tác chi trả; hoàn thiện các thủ tục để xây dựng ngay các khu tái định cư tại dự án La Sơn - Hòa Liên. Hoàn thành bàn giao mặt bằng trước ngày 30/6/2024.

- Tỉnh Tiền Giang sớm hoàn thành các thủ tục liên quan để triển khai giải phóng mặt bằng Dự án Cao Lãnh - An Hữu, hoàn thành bàn giao mặt bằng trước ngày 30/9/2024.

- Tỉnh Lạng Sơn khẩn trương rà soát chỉ tiêu quy hoạch đất giao thông còn thiếu tại dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh để điều chỉnh, bổ sung theo quy định, hoàn thành bàn giao mặt bằng trước ngày 30/9/2024.

- Tỉnh Tuyên Quang đẩy nhanh di dời hạ tầng kỹ thuật, xác minh nguồn gốc đất, phê duyệt phương án bồi thường, xây dựng các khu tái định cư, hoàn thành bàn giao mặt bằng trước ngày 31/12/2024.

3. Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai các thủ tục để sớm hoàn thành hồ sơ di dời đường điện cao thế; EVN đôn đốc các đơn vị thành viên ưu tiên tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời các đường điện cao thế; rút ngắn thời gian phê duyệt phương án cắt điện để thực hiện di dời, nhất là tại các địa phương: Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng. Hoàn thành trước ngày 30/6/2024.

4. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo và Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cơ quan trong hệ thống chính trị, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện này./.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 53/CĐ-TTg ngày 26/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật- Ảnh 1.

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các Tổ chức tín dụng theo thẩm quyền và trách nhiệm đã được giao.

Công điện gửi Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ:

Để các chính sách mới của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng sớm được triển khai trong thực tiễn, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và khoản 1 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (tờ trình số 247/TTr-CP ngày 18 tháng 5 năm 2024).

Nhằm xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, kịp thời triển khai ngay sau khi các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, các Tổ chức tín dụng được Quốc hội đồng ý cho phép có hiệu lực sớm (dự kiến từ ngày 01 tháng 8 năm 2024) và thực hiện kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp ngày 25 tháng 5 năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị:

1. Các đồng chí Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các Tổ chức tín dụng theo thẩm quyền và trách nhiệm đã được giao trong các Luật nêu trên, hoàn thành trong tháng 6 năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 222/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2024, số 202/TTg-NN ngày 26 tháng 3 năm 2024. Quá trình xây dựng, ban hành cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan để đảm bảo đồng bộ, thống nhất của các văn bản pháp luật.

2. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện./.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/5/2024

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động; quy định mới về hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/5/2024.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/5/2024- Ảnh 1.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/5/2024.

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện 51/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra, bảo đảm thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt tại các công trình, dự án trọng điểm, trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, tại các doanh nghiệp quản lý, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động…

Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/5/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. 

Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 21/5/2024 thông qua nội dung tiếp thu, giải trình kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tại Phiên họp thứ 33, ngày 14/5/2024) đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội về dự thảo Nghị quyết và nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán

Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt; trong đó quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán cũng như nêu rõ các trường hợp bị phong tỏa tài khoản thanh toán.

Theo Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:

1- Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;

2- Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

3- Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;

4- Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung. 

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật

Chính phủ ban hành Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

Trong đó, Nghị định quy định các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và pháp luật về việc chậm trễ thực hiện việc ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường.

Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức pháp chế

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Nghị định này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là cấp tỉnh), doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý nhà nước về công tác pháp chế. 

Quy định mới về hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa

Ngày 20/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 57/2024/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.

Theo Nghị định, không thực hiện các hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa gây cản trở hoạt động tránh, trú của tàu thuyền vào mùa lũ bão, trong thời gian xảy ra thiên tai... 

Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 442/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phụng Hiệp (Hà Nội) 

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 445/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phụng Hiệp, thành phố Hà Nội.

Theo Quyết định, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phụng Hiệp có tổng vốn đầu tư 2.938 tỷ đồng; quy mô sử dụng đất của dự án là 174,88 ha.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Chớp cơ hội kinh doanh từ "ngôi sao đang lên của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương"

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
“Kinh doanh tại Việt Nam: Chớp lấy ngôi sao đang lên của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” là tiêu đề bài phân tích của chuyên gia về thương mại quốc tế Carol Fragiskos, thuộc Cơ quan phát triển xuất khẩu (EDC) của chính phủ Canada.

Chớp cơ hội kinh doanh từ "ngôi sao đang lên của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương"- Ảnh 1.

Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ASEAN và thứ 40 thế giới, năng động và có độ mở cao, với quy mô thương mại quốc tế nằm trong top 20 toàn cầu. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Bài viết nhận định, tên gọi Thăng Long xưa phản ánh đúng hình ảnh sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam hiện nay. Vị trí chiến lược của Việt Nam - nằm ở trung tâm khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gần các thị trường lớn ở châu Á, với khả năng tiếp cận các tuyến vận chuyển toàn cầu quan trọng khiến nơi đây trở thành trung tâm phân phối và hậu cần lý tưởng.

Không có gì ngạc nhiên khi EDC chọn Việt Nam để đặt văn phòng đại diện tiếp theo tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Văn phòng này dự kiến khai trương vào mùa Thu, với mục tiêu tăng gấp đôi giá trị thương mại Canada-Việt Nam trong năm năm tới.

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế để thu hút đầu tư kinh doanh, trong đó có dân số trẻ và tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu đang vượt xa nhiều nước trong khu vực. Mặc dù mức lương tối thiểu đang tăng lên, nhưng chi phí lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn các quốc gia tương đương ở khu vực. Khi chuyển sang các hoạt động công nghiệp có giá trị cao hơn, Việt Nam trở thành một thị trường ngày càng được săn đón đối với các nhà sản xuất.

Ngoài ổn định về chính trị, Chính phủ Việt Nam còn cam kết cải cách và tự do hóa kinh tế. Môi trường đầu tư nước ngoài tiến bộ đang tạo ra các ưu đãi về thuế và mức giá trong một số lĩnh vực ưu tiên và khu vực địa lý nhất định.

Việt Nam đang đầu tư mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng. Với cam kết đạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cũng đang tìm cách tăng nhanh cơ cấu năng lượng tái tạo. Nhiều dự án trên toàn quốc đang được triển khai về năng lượng xanh, quản lý chất thải và phát triển đô thị một cách bền vững. Bên cạnh đó, Việt Nam có nền kinh tế kỹ thuật số lành mạnh dự kiến sẽ đạt khoảng 38 tỷ USD vào năm 2025.

Là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương - như với Trung Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU), ASEAN-Việt Nam là một quốc gia luôn mở rộng cánh cửa cho hoạt động kinh doanh.

Việt Nam - Cơ hội đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, ngày 22/5, tại Seoul đã diễn ra "Hội nghị kết nối đầu tư – kinh doanh Việt Nam" do Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp Hàn Quốc (MSS) chủ trì phối hợp với Ngân hàng Shinhan. Đây là hội nghị đầu tiên nằm trong chuỗi sự kiện "Hội nghị hỗ trợ phát triển toàn cầu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ"của Hàn Quốc do MSS chủ trì phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan.

Việt Nam, nơi các doanh nghiệp Hàn Quốc có quan tâm lớn được chọn làm quốc gia đầu tiên thực hiện hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư, kết nối kinh doanh lần này. Bộ trưởng MSS, ông Oh Young-joo nhấn mạnh: "Đây là sự kiện đầu tiên mà khu vực công và tư nhân cùng chung tay cung cấp trợ giúp thiết thực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước xâm nhập thị trường nước ngoài". Bộ sẽ tiếp tục tổ chức định kỳ các hoạt động hỗ trợ mở rộng toàn cầu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Bộ trưởng Oh, từng đảm nhiệm vai trò Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam nêu rõ Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc, trong đó chiếm 9,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đại diện cho Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Shim Jae-yoon cho rằng Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng tăng trưởng đầy hứa hẹn và đáng để đầu tư. Hiện nhiều công ty của Hàn Quốc đang xâm nhập thị trường và tổng lãnh sự quán Hàn Quốc đang thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn pháp lý, các dự án hỗ trợ việc làm ở nước ngoài thông qua tư vấn; hỗ trợ kết nối toàn cầu K-startup. Ông Shim cho biết Hội đồng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được thành lập và đặt trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.

Đại diện Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) tại Hà Nội, ông Kim Kyung-don cho biết kể từ khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài cách đây 37 năm, Việt Nam đang từng bước cải thiện hệ thống đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã tích cực đưa ra các ưu đãi để thu hút đầu tư vào các ngành có lợi thế.

Đây là lần đầu tiên sự kiện xúc tiến hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động ra nước ngoài đươc tổ chức theo hình thức phối hợp công tư.

Việt Nam dẫn đầu danh sách điểm đến của du khách Ấn Độ

Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.

Phóng viên TTXVN tại New Delhi cho biết, theo báo cáo "Xu hướng du lịch 2024: Phá vỡ ranh giới" từ Viện Kinh tế của Mastercard, du khách Ấn Độ đến Việt Nam đã tăng 248% so với cùng kỳ năm 2019, tiếp đến là Mỹ và Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 59% và 53%.

Những số liệu trên, được tổng hợp cho khoảng thời gian từ tháng 1-3/2024, cũng cho thấy sự thay đổi đáng kể trong sở thích của du khách. Báo cáo cho biết thêm, những xu hướng mới nổi này hứa hẹn sẽ có lợi cho lĩnh vực du lịch vì Ấn Độ dự kiến có thêm gần 20 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu trong vòng 5 năm tới.

Ông David Mann, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mastercard cho biết "đang chứng kiến nhiều chuyến đi quốc tế của du khách Ấn Độ hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Ấn Độ hiện là thị trường lớn phát triển nhanh nhất trên thế giới và trong tương lai gần, đây có thể sẽ là một câu chuyện (tăng trưởng). Cầu về du lịch, trang sức và quần áo cao cấp sẽ vẫn rất mạnh mẽ khi thu nhập khả dụng ngày càng tăng và lối sống đầy khát vọng".

Bất chấp đồng USD mạnh hơn, phân khúc du lịch nước ngoài của Ấn Độ vẫn phát triển tốt nhờ cơ sở người tiêu dùng giàu có ngày càng mở rộng đang tìm kiếm những trải nghiệm xa xỉ. Theo báo cáo, mô hình chi tiêu ngày càng phát triển phản ánh thu nhập khả dụng và lối sống đầy khát vọng ngày càng tăng của quốc gia.

Một phân tích về dữ liệu lượng khách du lịch Ấn Độ tới các điểm đến phổ biến như Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam cho thấy rằng trong khi đồng USD mạnh có thể khiến du khách rời Mỹ, thì lượng khách đến từ Ấn Độ đã tăng 59% so với mức năm 2019. Cụ thể, Nhật Bản đã đón tiếp kỷ lục 50.000 du khách Ấn Độ kể từ đầu năm đến nay.

"Điều thú vị là trong khi Mỹ về tổng thể vẫn chưa cho thấy sự phục hồi hoàn toàn (lượng du lịch nội địa) của năm 2019, thì lượng du khách Ấn Độ (đến Mỹ) đã chứng kiến mức tăng hơn 50% so với năm 2019. Việt Nam, gần đây đã bổ sung các chuyến bay thẳng, đã chứng kiến lượng du khách Ấn Độ tăng gấp 2,5 lần so với năm 2019. Điều này cũng củng cố sức mạnh của nhu cầu đi lại trong khu vực", ông Mann cho biết.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương đã bắt đầu: Những dấu hiệu mới

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Theo các chuyên gia khí tượng, ở phía đông nam Philippines sáng nay 23/5 đã xuất hiện một áp thấp nhiệt đới. Đây là áp thấp nhiệt đới đầu tiên ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương trong năm 2024.

Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương đã bắt đầu: Những dấu hiệu mới- Ảnh 1.

Ảnh mô phỏng 2 cơn bão nhiệt đới ở gần Philippines và Vịnh Bengal. Ảnh: weathernerds.org

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Việt Nam, chiều 23/5, ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (phía đông của khu vực miền nam Philippines) đang tồn tại một áp thấp nhiệt đới. Dự báo, trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Dự báo, trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, sau đó đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành bão (khi mạnh lên thành bão, đây sẽ là cơn bão đầu tiên trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương), dấu hiệu cho thấy mùa bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương đã bắt đầu.

Dự báo sau khi mạnh lên, cơn bão số 1 ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng tây bắc men dọc khu vực phía đông của Philippines, sau đó bão có khả năng di chuyển theo hướng bắc-đông bắc rồi đi ngược trở ra Tây Bắc Thái Bình Dương.

Hiện nay, dự báo của các Trung tâm dự báo bão quốc tế cho thấy cơn bão đi về phía tây sâu nhất (đi vào kinh tuyến khoảng 123 độ về phía đông) rồi sẽ chuyển hướng đi ra ngoài.

Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng, khả năng cơn bão đi vào Biển Đông là không cao. Ảnh hưởng của cơn bão gây gió mạnh, mưa lớn đến phía đông Biển Đông cũng rất thấp.

Theo thống kê vào tháng 5 hằng năm, trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có khoảng 1,3 cơn bão/áp thấp nhiệt đới xuất hiện, như vậy gần như năm nào trên Tây Bắc Thái Bình Dương cũng xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới.

Mùa bão đến chậm

Tin bão mới nhất của Washington Post cho hay, không có cơn bão nhiệt đới nào ở Bắc bán cầu cho đến ngày 22/5 năm nay. Điều này trái ngược với mùa bão của 5 năm qua.

Ít nhất 1 cơn bão hình thành ở phía tây Thái Bình Dương trước ngày 22/5 trong mỗi mùa bão của 5 năm qua và có ít nhất 1 cơn bão hình thành trước thời điểm này ở phía đông Thái Bình Dương trong 3 năm qua.

Ở Đại Tây Dương, trong vòng 5 năm qua, 4 mùa bão có cơn bão đầu tiên được ghi nhận hình thành trước ngày 1/6 - ngày bắt đầu mùa bão.

Chuyên gia dự báo bão theo mùa Phil Klotzbach của Đại học Bang Colorado, Mỹ, đặc biệt quan tâm tới mùa bão năm nay.

Ông nhận thấy, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1983, không có một cơn bão nhiệt đới nào hình thành cho tới thời điểm hiện tại của năm. Điều này chủ yếu là do không có bão ở phía tây Thái Bình Dương. Kể từ 1983 tới nay, khoảng 2/3 thời gian, "cơn bão được đặt tên đầu tiên trong năm sẽ hình thành ở phía tây bắc Thái Bình Dương", ông nói.

Việc chưa có cơn bão nào của mùa bão năm 2024 hình thành ở tây Thái Bình Dương thường được các chuyên gia thời tiết nhận định là có liên quan tới El Nino. Lần gần nhất không có bão hình thành trong tháng 5 là năm 1983, khi El Nino cũng đang yếu dần.

"Thông thường, khi thoát khỏi các đợt El Nino mạnh, mùa bão phía tây bắc Thái Bình Dương sẽ bắt đầu muộn" - ông Klotzbach cho hay.

Ngoài ra, các vùng áp cao lớn và rải rác đã chi phối những khu vực hình thành bão chính ở cả đông và tây Thái Bình Dương, ngăn cản bão hình thành. Những vùng áp cao này có thể có mối liên hệ với El Nino yếu đi.

Việc mùa bão đến chậm là điểm khác thường nhưng chỉ là một trở ngại rất nhỏ trước mùa bão, Washington Post lưu ý. Nhìn chung, dự báo bão Đại Tây Dương cho thấy, mùa bão năm nay rất dữ dội, thậm chí ở mức kỷ lục.

Chuyên gia về bão Brian McNoldy, Đại học Miami, Mỹ, lưu ý, nhiệt độ Đại Tây Dương lập kỷ lục dự kiến tạo ra những cơn bão dữ dội.

"Nhiệt độ nước của vùng nhiệt đới Đại Tây Dương giống như đang ở giữa đến cuối tháng 8. Đây là điều hết sức khác thường và chưa từng có tiền lệ" - ông nói.

Trong khi mùa bão dự báo rất dữ dội ở Đại Tây Dương, chuyên gia Klotzbach lưu ý, mùa bão diễn ra chậm có xu hướng báo trước khả năng bão chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình ở Thái Bình Dương.

Cơn bão đầu tiên ở Bắc bán cầu đang sắp đến, Washington Post lưu ý. Một cơn bão dự kiến sớm hình thành ở phía đông Philippines. Bên cạnh đó, một vùng thời tiết có khả năng mạnh lên thành bão đang cần chú ý ở Vịnh Bengal.

Những mô hình dự báo thời tiết hàng đầu nhận định, cơn bão gần Philippines và Vịnh Bengal dự kiến tiếp tục phát triển trong những ngày tới và mạnh lên vào đầu tuần tới. Cơn bão ở Vịnh Bengal có thể đe dọa Ấn Độ và Bangladesh, trong khi cơn bão gần Biển Đông sẽ đe dọa các nước ở phía đông châu Á.

Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương đã bắt đầu: Những dấu hiệu mới- Ảnh 2.

Mùa bão 2024 ở trung tâm Thái Bình Dương được dự báo ở dưới mức trung bình. Ảnh: NOAA

Dự báo của NOAA về mùa bão

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) ngày 21/5 đưa ra dự báo bão mới nhất về mùa bão 2024 ở trung tâm Thái Bình Dương.

Theo dự báo, có 1-4 cơn bão nhiệt đới trên khắp khu vực trung tâm Thái Bình Dương trong năm nay. Một mùa bão gần mức bình thường có 4 hoặc 5 cơn bão nhiệt đới, bao gồm áp thấp nhiệt đới, bão và bão cuồng phong.

Nhìn chung, có 50% khả năng xảy ra bão dưới mức bình thường. Dự báo cũng cho thấy 30% khả năng xảy ra một mùa bão gần như bình thường và 20% xảy ra một mùa bão trên mức bình thường ở khắp khu vực trung tâm Thái Bình Dương.

Matthew Rosencrans, người đứng đầu bộ phận dự báo bão theo mùa tại Trung tâm Dự báo Khí hậu của NOAA, cho biết: "Mùa bão ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương năm nay có thể sẽ ở mức dưới mức trung bình. Yếu tố chính ảnh hưởng đến dự báo của chúng tôi là sự xuất hiện của La Nina vào mùa hè, điều này thường góp phần làm giảm hoạt động của bão nhiệt đới trên khắp lưu vực trung tâm Thái Bình Dương".

Khi một trong những đợt El Nino được quan sát mạnh nhất sắp kết thúc, các nhà khoa học của NOAA dự đoán sẽ có sự chuyển đổi nhanh chóng sang hình thái La Nina.

La Nina thường làm tăng độ đứt gió ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương, khiến bão khó phát triển hơn. Các nhà dự báo xem xét sự kết hợp giữa các điều kiện khí quyển và đại dương, các kiểu khí hậu và mô hình khí hậu để đưa ra dự báo.

Dự báo mùa bão là hướng dẫn chung về hoạt động tổng thể của bão nhiệt đới theo mùa ở lưu vực trung tâm Thái Bình Dương. Mùa bão ở trung tâm Thái Bình Dương bắt đầu từ ngày 1/6 và kéo dài đến ngày 30/11.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Cuộc đua chip bán dẫn: Ai đang vượt trước

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Chip là linh kiện thiết yếu để hiểu và xử lý những khối dữ liệu khổng lồ, tầm quan trọng có thể sánh ngang với dầu mỏ và trở thành huyết mạch của nền kinh tế.

Cuộc đua chip bán dẫn: Ai đang vượt trước- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Công nghệ chip bán dẫn, lĩnh vực sản xuất vô cùng phức tạp và có tính rủi ro cao, luôn là cuộc chiến giữa những gã khổng lồ của ngành. Giờ đây, nó còn là cuộc đua giữa các nước.

Linh kiện công nghệ quan trọng này còn được gọi là mạch tích hợp hoặc cách gọi thông dụng hơn là chip. Đây có thể là sản phẩm có kích cỡ nhỏ nhưng lại có quy trình sản xuất khắt khe nhất. Do quá khó và tốn kém, thế giới phụ thuộc vào một số ít công ty, sự phụ thuộc này càng trở nên rõ ràng qua tình trạng thiếu hụt chip trong đại dịch.

Ai kiểm soát nguồn cung chip bán dẫn?

Sản xuất chip đã trở thành một ngành kinh doanh ngày càng bấp bênh và độc quyền. Các nhà máy mới có giá thành hơn 20 tỷ USD phải mất nhiều năm để xây dựng và cần hoạt động hết công suất 24 giờ một ngày để tạo ra lợi nhuận.

Quy trình khắt khe và đòi hỏi quy mô lớn đã giảm số công ty có khả năng sản xuất chip xuống chỉ còn 3 - Tập đoàn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc), Samsung Electronics của Hàn Quốc và Intel Corp của Mỹ.

TSMC và Samsung hoạt động như các xưởng đúc (foundry), cung cấp dịch vụ sản xuất theo hợp đồng cho các công ty trên toàn thế giới. Tất cả các bên, từ Nvidia đến các nỗ lực nội bộ của Microsoft và Amazon, đều phụ thuộc vào việc tiếp cận các cơ sở sản xuất tốt nhất, phần lớn nằm ở Đài Loan.

Intel trước đây tập trung sản xuất chip cho riêng mình, nhưng hiện cũng đang cố gắng cạnh tranh với TSMC và Samsung trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất theo hợp đồng.

Ở phân khúc thấp hơn, có một ngành công nghiệp khổng lồ sản xuất các loại chip analog, một thành phần cốt lõi không thể thiếu trong hầu hết các thiết bị điện tử chúng ta đang dùng hàng ngày như điện thoại di động, máy tính, thậm chí cả các hệ thống âm thanh, ô tô, thiết bị y tế,...

Các công ty như Texas Instruments (Mỹ) và STMicroelectronics NV (Pháp - Italy) là những nhà sản xuất hàng đầu cho loại chip này.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang nhắm đến dòng chip analog, đầu tư mạnh mẽ để thúc đẩy sản xuất và giành thị phần.

Cuộc đua chip bán dẫn đang nóng

Mỹ và một số quốc gia ở châu Âu đã công bố đầu tư tới 81 tỷ USD cho việc nghiên cứu phát triển và sản xuất chip bán dẫn thế hệ tiếp theo, làm gia tăng sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp chip toàn cầu…

Đây chỉ là phần nổi trong số gần 380 tỷ USD mà các chính phủ trên thế giới đã dành cho các công ty dẫn đầu ngành như Intel và TSMC để thúc đẩy sản xuất các bộ vi xử lý mạnh hơn.

Nguồn tài trợ tăng nhanh đã đẩy cuộc đua giành công nghệ chip tiên tiến do Mỹ dẫn đầu đến một bước ngoặt quan trọng sẽ định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Ông Jimmy Goodrich, cố vấn công nghệ chiến lược cấp cao của Trung Quốc tại Rand Corporation, một tổ chức think tank phi lợi nhuận toàn cầu, cho biết: "Chúng tôi đã vượt quá giới hạn trong cuộc chạy đua công nghệ với Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn".

Khoản đầu tư khổng lồ của Mỹ và các đồng minh vào lĩnh vực chip đã làm gia tăng thêm tình trạng của các cuộc "chạy đua" thương mại quốc tế, bao gồm cả ở Nhật Bản và Trung Đông. Tuy nhiên, đây lại là một tia hy vọng cho Intel. Từng là gã khổng lồ sản xuất chip, Intel đã không thể đương đầu với các đối thủ mạnh như Nvidia và TSMC trong những năm gần đây.

Kế hoạch đầu tư của Mỹ đã bước vào giai đoạn quan trọng. Tháng trước, các quan chức Mỹ công bố tài trợ 6,1 tỷ USD cho Micron Technology, nhà sản xuất chip nhớ máy tính lớn nhất nước này. Đây là khoản trợ cấp trị giá hàng tỷ USD mới nhất mà Mỹ cung cấp cho các nhà máy sản xuất chip tiên tiến trong nước. Trước đó, Mỹ cũng đã cam kết tài trợ gần 33 tỷ USD cho các công ty như Intel, TSMC và Samsung Electronics.

Đằng sau tất cả những điều này là "Đạo luật Khoa học và CHIPS năm 2022" do Tổng thống Mỹ Joe Biden ký. Dự luật hứa hẹn sẽ tài trợ tổng cộng 39 tỷ USD cho các nhà sản xuất chip, cũng như các khoản vay và bảo lãnh trị giá thêm 75 tỷ USD, các khoản tín dụng thuế lên tới 25%. Đây là bước đi quan trọng để chính quyền Biden vực dậy ngành sản xuất chip bán dẫn trong nước, đặc biệt là sản xuất chip tiên tiến, đồng thời cũng là chiến lược then chốt cho việc tái đắc cử trong cuộc bầu cử tháng 11.

Ở bên kia Đại Tây Dương, Liên minh Châu Âu cũng không chịu thua kém và đã đưa ra một kế hoạch khuyến khích trị giá 46,3 tỷ USD để mở rộng năng lực sản xuất địa phương. Theo dự báo của Ủy ban Châu Âu, tổng đầu tư công và tư nhân vào ngành này sẽ vượt quá 108 tỷ USD, chủ yếu để hỗ trợ các cơ sở sản xuất lớn.

Hai trong số những dự án lớn nhất châu Âu đều được đặt tại Đức. Cụ thể, nhà máy trị giá khoảng 36 tỷ USD của Intel ở Magdeburg, dự kiến sẽ nhận được gần 11 tỷ USD trợ cấp của chính phủ và liên doanh trị giá khoảng 11 tỷ USD của TSMC, một nửa trong số đó sẽ được chính phủ tài trợ.

Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu vẫn chưa đưa ra phê duyệt cuối cùng về viện trợ của chính phủ cho hai công ty. Một số chuyên gia cảnh báo rằng khoản đầu tư hiện tại của EU có thể không đủ để đạt được mục tiêu năm 2030 là sản xuất 20% lượng chip bán dẫn của thế giới.

Các nước châu Âu khác phải đối mặt với thách thức huy động vốn cho các dự án lớn hoặc thu hút các công ty.

Tây Ban Nha tuyên bố sẽ đầu tư gần 13 tỷ USD vào lĩnh vực bán dẫn vào năm 2022, nhưng cho đến nay chỉ có một lượng nhỏ vốn được cấp cho một số công ty do nước này thiếu hệ sinh thái bán dẫn.

Các nền kinh tế mới nổi cũng đang cố gắng thâm nhập vào ngành công nghiệp chip.

Vào tháng 2, Ấn Độ đã phê duyệt kế hoạch đầu tư được hỗ trợ bởi 10 tỷ USD từ quỹ chính phủ, bao gồm cả nỗ lực từ Tập đoàn Tata để xây dựng nhà máy sản xuất chip lớn đầu tiên của đất nước. Quỹ đầu tư công của Saudi Arabia đang lên kế hoạch cho một "khoản đầu tư lớn" chưa xác định trong năm nay để mở cửa cho đất nước tiếp cận lĩnh vực bán dẫn nhằm mục đích đa dạng hóa nền kinh tế khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Kể từ khi Nhật Bản triển khai chiến lược chip vào tháng 6/2021, nước này đã huy động được khoảng 25,3 tỷ USD cho kế hoạch chip của mình. Trong số đó, 16,7 tỷ USD đã được phân bổ cho các dự án bao gồm hai xưởng đúc TSMC ở Kumamoto và một xưởng đúc khác ở Hokkaido. Ngoài ra, công ty địa phương Rapidus của Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip 2 nanomet ở Hokkaido vào năm 2027.

Theo hãng tin Yonhap, ngày 23/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã công bố gói hỗ trợ ngành sản xuất chip trị giá 26.000 tỷ won (19 tỷ USD) nhằm củng cố lĩnh vực thiết yếu này trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh toàn cầu.

Gói này bao gồm các chương trình hỗ trợ tài chính, sáng kiến nghiên cứu và phát triển, cũng như hỗ trợ hạ tầng cho các nhà sản xuất chip, nhà cung cấp vật liệu và các công ty chuyên thiết kế chip.

Trọng tâm của kế hoạch là tạo ra một chương trình hỗ trợ tài chính trị giá 17.000 tỷ won (12,5 tỷ USD) dành riêng cho đầu tư cơ sở hạ tầng tại Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc cũng có kế hoạch gia hạn thời gian miễn giảm thuế, dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm nay, nhằm tạo điều kiện cho đầu tư quy mô lớn, đặc biệt là vào dự án cụm siêu bán dẫn ở tỉnh Gyeonggi.

Ngoài ra, Hàn Quốc sẽ thành lập một quỹ công nghiệp chip trị giá 1.000 tỷ won (730 triệu USD) để hỗ trợ các công ty cung ứng vật liệu và sản xuất chip, đồng thời xây dựng hạ tầng phục vụ nghiên cứu và phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tổng thống Yoon Suk Yeol kêu gọi các bộ liên quan đưa ra các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất chip hệ thống và gia công theo yêu cầu nhằm thu hẹp khoảng cách với các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này và nâng cao hơn nữa vị thế của Hàn Quốc.

Hàn Quốc hiện có hai Tập đoàn Samsung và SK đang dẫn đầu thế giới về sản xuất chip nhớ. Tuy nhiên, hai hãng lại có thị phần gia công chip theo yêu cầu thấp hơn so với Tập đoàn TSMC.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025- Ảnh 1.

 

Theo Chỉ thị, Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường. Hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, chiến tranh thương mại, phân tách chuỗi cung ứng, trừng phạt về kinh tế, chạy đua về khoa học công nghệ ngày càng gia tăng. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, còn đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức.

Trong nước, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Thế và lực của đất nước sau gần 40 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn cả về quy mô và sức cạnh tranh; tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo; nhiều dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia đưa vào khai thác; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là việc hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

a) Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển KTXH năm 2025, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH; đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga - Ucraina, dải Gaza, Biển Đỏ, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, tình hình lạm phát, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, xu hướng dịch chuyển dòng vốn, chuỗi cung ứng toàn cầu, các xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh mạng… tác động trực tiếp, nhiều mặt đến Việt Nam…

b) Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025.

c) Chỉ tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn. Trong đó, tập trung cân đối các chỉ tiêu chủ yếu phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm dự báo khả năng thực hiện thành công Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021-2030.

d) Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiên cứu, đề xuất các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2025 bảo đảm thống nhất với mục tiêu chung, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương và những định hướng lớn, gồm:

- Tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; điều hành đồng bộ, thống nhất các chính sách vĩ mô, phối hợp chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa các chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư, thương mại và các chính sách khác để thực hiện nhất quán mục tiêu xuyên suốt là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

- Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển đồng bộ các loại thị trường; đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện, rà soát chính sách pháp luật để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, cảng biển và sân bay.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Tiếp tục cơ cấu lại 03 lĩnh vực trọng tâm về đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng. Cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.

- Tiếp tục phát triển hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng thương mại điện tử, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu… Hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh tầm khu vực. Phát triển kinh tế biển, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển...

Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, 03 đột phá chiến lược, 06 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phù hợp với khả năng thực hiện; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, phát huy tính tự lực, tự cường của các cơ quan, đơn vị, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KTXH và kế hoạch đầu tư công; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, được lượng hóa rõ ràng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, 03 đột phá chiến lược, 06 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phù hợp với khả năng thực hiện; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, phát huy tính tự lực, tự cường của các cơ quan, đơn vị, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KTXH và kế hoạch đầu tư công; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, đồng thời phải được lượng hóa rõ ràng như: số km đường cao tốc; số văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, xây dựng, hoàn chỉnh; thủ tục hành chính được rút gọn; biên chế được tinh giản…

Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu khoảng 5-7%

Đối với nhiệm vụ xây dựng dự toán NSNN năm 2025, Chỉ thị nêu rõ, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng tối thiểu khoảng 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách), mức tăng trưởng tại từng địa phương phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nguồn thu phát sinh tại từng địa bàn trên cơ sở có tính đến cả yếu tố tăng cường quản lý thu, chống thất thu và thu hồi nợ thuế. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024.

Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất), số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp NSNN theo đúng quy định của pháp luật.

Dự toán chi ngân sách nhà nước sát khả năng thực hiện, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau

Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên NSNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị, gắn với việc đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập; Kinh phí về chế độ tiền lương mới, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Bảo đảm nguồn lực để tiếp tục triển khai chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) và Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV.

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN; xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện phân bổ trước ngày 31 tháng 12, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau. Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2025. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành. Sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ lưu ý về chi đầu tư phát triển: Kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2025 bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31 tháng 12 năm 2024; khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, giao vốn nhưng không phân bổ hết nguồn vốn được giao, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng dự toán chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII và các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW; các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.

Đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù: Từ năm ngân sách 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên. Các đơn vị lập dự toán thu, chi năm 2025 trên cơ sở quyết định của có cấp thẩm quyền về cơ chế tài chính áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 và cho năm 2025, phù hợp với Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2024.

Chỉ thị cũng nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương căn cứ vào chế độ tiền lương, lương hưu, trợ cấp đối với người có công, các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện trong năm 2024 để rà soát, lập dự toán cho năm 2025, chi tiết quỹ lương, các khoản đóng góp, các chính sách, chế độ chi cho con người, kèm theo mức tăng, giảm cụ thể; các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế (nếu có).

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH của quốc gia và địa phương năm 2025

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2025 phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH của quốc gia và địa phương năm 2025, giai đoạn 2023-2025; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện; chế độ, chính sách chi NSNN, bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương đã ban hành.

Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán NSNN, việc lập, xây dựng dự toán NSĐP cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:

Các địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 của Luật NSNN và các quy định pháp luật có liên quan. 

Yêu cầu lập dự toán thu NSNN tích cực, sát thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu, không dành dư địa để địa phương giao chỉ tiêu phấn đấu thu; phân tích đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2025 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, khoản thu, sắc thuế.

Đồng thời, xây dựng dự toán chi NSĐP trên cơ sở nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp, số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP xác định bằng số giao được dự toán năm 2024 (nếu có), số bổ sung từ NSTW cho NSĐP để thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 sau khi đã sử dụng nguồn cải cách tiền lương theo quy định của địa phương (nếu có). Căn cứ mục tiêu của kế hoạch phát triển KTXH cả giai đoạn 2021-2025, trong đó bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2025 của địa phương; ước thực hiện các nhiệm vụ thu - chi ngân sách của địa phương năm 2024 để xây dựng dự toán chi NSĐP chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã cam kết, chế độ chính sách đã ban hành.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Ca tử vong đầu tiên của Hàn Quốc năm 2024 do vi khuẩn ăn thịt người

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 23/5, giới chức y tế Hàn Quốc thông báo 1 nữ bệnh nhân đã tử vong sau khi nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus (thường được gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”). Đây là trường hợp tử vong đầu tiên ở Hàn Quốc do nhiễm vi khuẩn này trong năm nay.

Ca tử vong đầu tiên của Hàn Quốc năm 2024 do vi khuẩn ăn thịt người- Ảnh 1.

Vi khuẩn ăn thịt người thường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở - Ảnh minh họa

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, thông báo của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc nêu rõ nữ bệnh nhân 70 tuổi đã qua đời vào ngày 16/5 sau khi xuất hiện các triệu chứng như đau chân và sưng tấy trong vài ngày. 

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người gia tăng vào mùa hè

Ngày 20/5, các bác sĩ xác định nạn nhân đã nhiễm mầm bệnh Vibrio vulnificus, có thể tìm thấy ở vùng nước ven biển ấm áp hoặc trong hải sản sống.

Theo cơ quan này, vào những tháng mùa Hè, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus ở Hàn Quốc thường tăng cao hơn. 

Trong số 69 trường hợp nhiễm vi khuẩn được phát hiện ở Hàn Quốc năm 2023, có tới hơn 90% xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10. 

Do hầu hết những người nhiễm bệnh có triệu chứng nhẹ, không được điều trị y tế nên con số người nhiễm vi khuẩn trên thực tế được cho là cao hơn nhiều.

Các chuyên gia cho biết những người có vết thương hở có nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao hơn. Những người có bệnh lý tiềm ẩn cũng dễ bị tổn thương hơn vì nguy cơ cao bị nhiễm trùng huyết và nguy hiểm tới tính mạng do phản ứng quá mức của cơ thể trước tình trạng nhiễm trùng. 

Vi khuẩn ăn thịt người thường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở

Người nhiễm vi khuẩn này có thể có các triệu chứng quan sát được như vết thương ngoài da, mụn nước, áp xe và loét kèm theo ớn lạnh, sốt, tiêu chảy, đau dạ dày và nôn mửa cũng có thể xảy ra.

Vi khuẩn Vibrio vulnificus (V.vulnificus) là một loài vi khuẩn gram âm, di động, hình que cong (trực khuẩn), gây bệnh thuộc chi Vibrio. Vi khuẩn này là một phần của nhóm vi khuẩn Vibrio (Vi khuẩn gây bệnh của dịch tả), là dòng vi khuẩn “ưa mặn” vì chúng cần muối. Vibrio vulnificus thường sống ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu... ở các vùng nước ấm như ven biển, cửa sông và ao, hồ nước lợ nên còn được gọi là vi khuẩn từ đại dương.

Vi khuẩn V.vulnificus sinh trưởng tốt khi nhiệt độ nước đạt trên 20°C và thường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở, đồng thời nó cũng có thể xâm nhập qua vết cắt nhỏ, vết trầy xước, côn trùng cắn…Ở Mỹ, vi khuẩn Vibrio vulnificus gây ra khoảng 80.000 ca bệnh và 100 ca tử vong ở nước này mỗi năm.

Trong năm 2023, Việt Nam cũng ghi nhận một số trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, trong đó có trường hợp đến cơ sở y tế điều trị khi vết thương đã bị hoại tử song chưa ghi nhận ca tử vong nào liên quan loại vi khuẩn này.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nghị định số 52/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ.

Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán- Ảnh 1.

Tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử phải có vốn điều lệ thực góp tối thiểu 50 tỷ đồng.

Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm: dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, dịch vụ bù trừ điện tử, dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử. Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Về điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi đáp ứng đầy đủ và phải đảm bảo duy trì đủ các điều kiện sau đây trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể như sau:

a) Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành trong quá trình đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; trường hợp cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức phải đảm bảo không kinh doanh ngành nghề khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

b) Có vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu: 50 tỷ đồng đối với dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử; 300 tỷ đồng đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, dịch vụ bù trừ điện tử; chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn đã góp hoặc vốn được cấp;

c) Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định số 52/2024/NĐ-CP;

d) Điều kiện về nhân sự: Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức phải có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, công nghệ thông tin và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm là người quản lý, người điều hành của tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của pháp luật; phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam (Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền).

Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (gồm Trưởng phòng (ban) hoặc tương đương và các cán bộ kỹ thuật) có bằng cao đẳng trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm;

đ) Có Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật phục vụ cho hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị cấp Giấy phép được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 theo quy định của pháp luật;

e) Đối với dịch vụ ví điện tử và dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch giao dịch tài chính và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức;

g) Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ ở trên, tổ chức cung ứng dịch vụ phải: được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan; có thỏa thuận kết nối với ít nhất 50 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tổng vốn điều lệ trong năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chiếm trên 65% tổng vốn điều lệ của các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hệ thống các tổ chức tín dụng và ít nhất 20 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; có cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng tối thiểu theo yêu cầu về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 4 theo quy định của pháp luật, đảm bảo khả năng tích hợp, kết nối được với hệ thống kỹ thuật của tổ chức tham gia có thỏa thuận kết nối; có hệ thống máy chủ thực hiện theo quy định pháp luật và đáp ứng năng lực xử lý tối thiểu 10 triệu giao dịch thanh toán/ngày;

Tổ chức tham gia không được kết nối quá 02 tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử;

h) Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, tổ chức cung ứng dịch vụ phải có Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển mạch tài chính còn hiệu lực; được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan; có quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn kết nối các hệ thống thanh toán quốc tế để thực hiện chuyển mạch tài chính các giao dịch thanh toán quốc tế; có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ kỹ thuật đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế đề nghị cấp phép và tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quốc tế kết nối với tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế phải được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.

Nghị định số 52/2024/NĐ-CP nêu rõ trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức được cấp phép phải cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra thị trường và chỉ được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra thị trường sau khi triển khai hệ thống kỹ thuật đáp ứng quy định tại điểm đ ở trên, đáp ứng quy định tại điểm g, điểm h ở trên đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)