Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Bắc Giang đến năm 2010

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bước vào giai đoạn 2006 – 2010, Bắc Giang có một số thuận lợi cơ bản là: trải qua 20 năm đổi mới, cùng với cả nước, tỉnh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế - xã hội liên tục phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng được cải thiện;

  A – PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU.

 

I/ Phương hướng:

 

Chủ động và tích cực tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài; phát huy hơn nữa các tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người tăng 1,8 lần trở lên so với năm 2005. Tập trung cao phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát triển kinh tế nông thôn; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, mở rộng thị trường; tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Quan tâm xây dựng và phát triển văn hoá; đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng cao, vùng có nhiều khó khăn. Tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tạo môi trường chính trị- xã hội ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp phát triển. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; xây dựng đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong giai đoạn cách mạng mới.

 

II.           Mục tiêu chủ yếu đến năm 2010:

 

1- GDP tăng bình quân hàng năm từ 10 - 11%;

 

Trong đó:

+ Công nghiệp- xây dựng tăng bình quân 21- 23% /năm.

+ Nông- lâm, thuỷ sản tăng bình quân 4- 4,2% / năm

+ Dịch vụ tăng bình quân 9,2 - 9,3% / năm.

 

2 - Cơ cấu kinh tế trong GDP đến năm 2010 là:

 

+ Công nghiệp, xây dựng chiếm 34 - 35,5%

+ Nông, lâm nghiệp chiếm 29,5 - 31,5%

+ Dịch vụ chiếm 34,5 - 35%

 

3 - GDP bình quân/ người phấn đấu đạt 560 – 580USD.

 

4 - Giá trị sản xuất bình quân trên trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 33 -

                        34 triệu đồng/ha/ năm.

 

5 - Giá trị xuất khẩu tăng 15-17% /năm; năm 2010, đạt 120 – 150 triệu USD.

 

6 - Thu ngân sách hàng năm tăng bình quân 16,9%; đến 2010, thu: 500 tỷ đồng  (không tính các khoản thu từ việc giao, đấu giá quyền sử dụng đất).

 

7 - Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên : 1,08 %.

 

8 - Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 15% ( theo tiêu chí mới )

 

9 - Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 50%; tỷ lệ huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập bậc trung học vào năm 2010 là 70%.

 

10 - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 30%

 

11- Tỷ lệ hộ “gia đình văn hoá” đạt 75%-80%; tỷ lệ “làng văn hoá” đạt 55-60%.

 

12 - Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 75%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy  dinh dưỡng còn khoảng 20%.

 

13 - Tỷ lệ dân số được dùng nước hợp vệ sinh ở nông thôn là 85%, ở đô thị là 95%.

 

14 - Nâng cao hơn chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; có 70% cơ sở đảng đạt “ trong sạch, vững mạnh”.

 

B. CÁC NHÓM NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.

 

I. Tập trung thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã hội trọng tâm.

 

1- Chương trình phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn: Tập trung cải thiện môi trường đầu tư; thu hút mạnh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư đã được chấp thuận; phát triển các khu, cụm công nghiệp; khuyến khích phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp; phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.

 

Xem chi tiết   

 

2- Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá: Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Xây dựng các vùng chuyên canh nông sản tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường. Phát triển chăn nuôi, thuỷ sản theo hướng công nghiệp. Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế rừng. Mở rộng các mô hình liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông lâm sản. Đẩy mạnh phong trào xây dựng cánh đồng 50-100 triệu đồng /ha/năm; hộ nông dân thu nhập 50- 100 triệu đồng/ năm.

 

 Xem chi tiết   

 

 

3-Chương trình xây dựng và phát triển văn hoá- thông tin: Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống; xây dựng đời sống văn hoá phong phú, lành mạnh; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá truyền thống. Nâng cao chất lượng các tác phẩm văn hoá – nghệ thuật, báo chí và sản phẩm, dịch vụ văn hoá. Hướng mạnh công tác văn hoá thông tin về cơ sở; xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá.

 

Xem chi tiết

 

4- Chương trình phát triển giáo dục- đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tập trung phát triển giáo dục đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; xây dựng xã hội học tập; đổi mới công tác giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện nhiệm vụ phổ cập bậc trung học; xây dựng trường chuẩn, xây dựng đội ngũ nhà giáo; mở rộng quy mô, đa dạng hoá loại hình và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động.

 

Xem chi tiết 

 

5- Chương trình giảm nghèo: Tập trung xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, miền núi, nhất là các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

 

           Xem chi tiết
Trung bình (0 Bình chọn)