Ý kiến cử tri Bắc Giang với kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI, (khai mạc vào ngày 16.5 tới), trong những ngày vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đã tổ chức tiếp xúc với cử tri ở một số ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, một số doanh nghiệp trên địa bàn và một số

1- Về nông nghiệp phát triển nông thôn

            Cử tri đề nghị nhà nước tiếp tục giao cho Hội nông dân các cấp làm chủ các dự án, đề tài khoa học trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế nông thôn.

            - Hiện nay tỉnh Bắc Giang còn một số xã vùng cao, ô tô không đến được trung tâm xã trong mùa mưa. Tỉnh đã có thống kê và báo cáo các cấp nhưng chưa được giải quyết. Cử tri đề nghị Chính phủ và Bộ kế hoạch & Đầu tư hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông cho các xã của tỉnh còn khó khăn như đã nêu.

2- Về công nghiệp

            Cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu và sớm ban hành chính sách ưu đãi đầu tư phát triển công nghiệp đối với các tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ ,để tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp của các tỉnh phát triển.

            - Đối với chương trình khuyến công Quốc gia, nhà nước cần quan tâm đầu tư cho các trường dạy nghề có trang thiết bị đầy đủ. Trước mắt đầu tư các trường theo lãnh thổ, ưu tiên các trường thuộc khu vực trung du và miền núi.

3- Về giáo dục - đào tạo

- Luật giáo dục được Quốc hội thông qua và sắp có hiệu lực pháp luật nhưng hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Cử tri đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành hướng dẫn thi hành để khi Luật có hiệu lực pháp luật là có thể triển khai thực hiện được ngay ở các cấp cơ sở.

- Đề nghị Nhà nước có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học, nhất là hệ đào tạo không tập trung.

- Cử tri phản ánh hiện nay ở tỉnh Bắc Giang số phòng học tạm, học nhờ còn nhiều,(619 phòng học nhờ, 925 phòng học tạm). Cử tri đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí theo chương trình kiên cố hoá trường học để đảm bảo việc học tập cho con em trong tỉnh

4- Về chính sách xã hội

- Cử tri  phản ánh: theo Nghị định số 09 thì cán bộ xã (phó công an, phó xã đội) có được đóng bảo hiểm, nay theo Nghị định 114 thì lại không được đóng bảo hiểm. Các cán bộ xã hầu hết là những người đã có nhiều năm làm việc ở Hợp tác xã (trước đây) nhưng khi đủ tuổi nghỉ hưu lại không được tính những năm làm việc ở Hợp tác xã, nên bị thiệt thòi. Đề nghị xem xét cho các đối tượng là phó công an xã và xã đội phó được đóng bảo hiểm theo như Nghị định số 09; đồng thời cho tính thời gian làm việc ở HTX để hưởng chế độ hưu xã.

- Cử tri đề nghị nhà nước giải quyết chế độ theo pháp lệnh người cao tuổi cho cả những người có độ tuổi từ 90 tuổi trở lên (kể cả người đã có một chế độ chính sách); đồng thời nâng mức hỗ trở cao hơn.

5- Về y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Để giải quyết tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm , đòi hỏi nhà nước cần có nhiều biện pháp đồng bộ, đề nghị Nhà nước nên thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm từ cấp huyện trở lên.

6/ Về đất đai:

Luật đất đai đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 nhưng chưa thực sự đi vào cuộc sống. Việc quản lý đất đai ở nhiều địa phương còn lỏng lẻo, nhất là quản lý đất đai thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.  Thực tế có nhiều trường hợp còn vướng mắc mà trong năm kế hoạch chưa thu hồi được đất và chưa đầu tư được cần chuyển sang năm sau. Quy định phải thoả thuận để nhận chuyển nhượng hoặc góp vốn bằng đất đối với các dự án sử dụng đất vào sản xuất kinh doanh không thuộc dự án nhóm A hoặc khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất... (trường hợp Nhà nước không thu hồi đất), tạo điều kiện về tài chính cho người đang có quyền sử dụng đất hợp pháp và giảm khiếu nại tố cáo, nhưng cũng có rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư khả năng tài chính có hạn, đầu tư vào các khu vực nhỏ, lẻ tại các địa phương vùng sâu, vùng xa như tỉnh Bắc Giang. Vì vậy cử tri đề nghị nhà nước có hướng dẫn cụ thể để giải quyết những vướng mắc nêu trên.

7- Về kinh phí theo các dự án Trường bắn quốc gia (TB1)

Vừa qua, Bộ Kế hoạch đầu tư có văn bản trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri Bắc Giang tại kỳ họp thứ 8, trong đó có nêu năm 2006 ngân sách Trung ương đã hỗ trợ đầu tư cho Trường bắn là 40 tỷ đồng. Tuy nhiên tại thông báo về việc bổ sung ngân sách trung ương cho địa phương của Chính phủ thì việc đầu tư cho dự án Trường bắn không ghi rõ, chỉ ghi là 20 tỷ chi khác và bổ sung 20 tỷ theo Công văn số 160/CV-UB ngày 31/01/2005 của UBND tỉnh Bắc Giang. Trong khi đó Công văn 160/CV-UB là đề nghị hỗ trợ đầu tư chợ đầu mối, cải tạo nâng cấp đường giao thông, xây dựng làng nghề.

Cử tri Bắc Giang đề nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư quan tâm hơn đến việc đầu tư kinh phí xây dựng Trường bắn quốc gia. có thể tách mục đầu tư cho Trường bắn quốc gia riêng, không nằm trong mục đầu tư chung của tỉnh vì đây là dự án của Quốc gia với kinh phí lớn, để đảm bảo nguồn vốn theo kế hoạch đã được phê duyệt là “từ năm 2006 đến năm 2008 mỗi năm đầu tư 130 tỷ đồng; năm 2009 là 120,1 tỷ đồng”.

            8- Về xuất khẩu lao động

            Trong thời gian vừa qua, công tác xuất khẩu lao động đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp bị các doanh nghiệp lừa đảo, nhiều lao động phải bỏ về và phá sản vì đã phải vay tiền để đi lao động. Cử tri đề nghị nhà nước có biện pháp mạnh hơn nữa để giải quyết tình trạng trên.

9 - Về chống tham nhũng:

Vừa qua việc tham nhũng ở một số nơi, đặc biệt là vụ PMU 18, vụ cán bộ thanh tra chính phủ nhận hối lộ... đã gây bức xúc trong nhân dân. Cử tri đề nghị Chính phủ cho nhân dân biết về mức độ sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của chính phủ đến đâu, giải pháp khắc phục và chỉ đạo xử lý như thế nào trong thời gian tới; đồng thời Chính phủ cũng cần có kiểm điểm về việc để xảy ra những tiêu cực trên và cần quy định rõ ràng hơn trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan đã để xảy ra vi phạm

10- Về triển khai thực hiện luật

  Cử tri phản ánh về việc thi hành án hình sự, đặc biệt là các hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, phạt cải tạo không giam giữ được giao cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục chưa có hiệu quả. Nhiều địa phương có tỷ lệ phạm tội mới trong thời gian thử thách cao. Đề nghị Chính phủ, Bộ Tư pháp cần có tổng kết về việc thi hành hình phạt nêu trên để có biện pháp quản lý giáo dự hiệu quả hơn.
Trung bình (0 Bình chọn)