Tình hình cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường tỉnh Bắc Giang tháng 12 năm 2023

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2023 tăng 1,20% so với bình quân cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, biến động giá tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như sự thay đổi của giá xăng dầu, giá điện, nước, tiền lương, lãi suất ngân hàng, dịch bệnh, yếu tố mùa vụ…

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2023 giảm 0,03% so với tháng trước, tăng 1,64% so với tháng 12 năm trước và tăng 1,64% so với cùng tháng năm trước. CPI bình quân năm 2023 tăng 1,20% so với bình quân cùng kỳ. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 06 nhóm có chỉ số tăng so với tháng trước: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%; May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,03%; Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,18%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,93%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%. Có 04/11 nhóm có chỉ số giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,25%; Giao thông giảm 2,08%; Bưu chính viễn thông giảm 0,68%; Văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,09%. Có 01 nhóm chỉ số ổn định so với tháng trước là Nhóm Giáo dục.

Diễn biến giá tiêu dùng tháng 12/2023 của một số nhóm hàng chính: Hầu hết các nhóm hàng có chỉ số giá tiêu dùng tăng/giảm so với tháng trước nguyên nhân chủ yếu là do điều chỉnh giá xăng, dầu và giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính dẫn đến một số nhóm hàng có chỉ số tăng/giảm so với tháng trước. Riêng chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ trên địa bàn biến động theo giá vàng trong nước, bình quân tháng 12/2023 giá vàng tăng 3,96% so với tháng trước, giá vàng miếng SJC là 71,060 triệu đồng/lượng (mua vào) - 74,060 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá đô la Mỹ (USD) tháng này có giá bình quân mua vào 24.090 đồng/USD và bán ra 24.420 đồng/USD giảm 0,65% so với tháng trước. Giá các mặt hàng này diễn biến theo giá chung của cả nước và thế giới.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2023 tăng 1,20% so với bình quân cùng kỳ năm 2022.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 08/11 nhóm hàng tăng giá và 03/11 nhóm hàng giảm giá so với bình quân cùng kỳ. Cụ thể như sau:

Nhóm hàng có chỉ số giá tăng đó là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,75%; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,75%; May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,97%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 1,04%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,72%; Thuốc và thiết bị Y tế tăng 1,72%; Giáo dục tăng 7,96%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,25%.

Nhóm hàng có chỉ số giá giảm đó là: Giao thông giảm 3,86%; Bưu chính viễn thông giảm 4,78%; Giáo dục tăng 13,87%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 3,67%. Nguyên nhân dẫn đến giá cả hàng hóa, dịch vụ nhóm hàng tăng đó là:

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao theo giá nhiên liệu thế giới; giá điện tăng và giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển. Vì thế các nhóm hàng đều có chỉ số tăng trong tháng 12 và cả năm 2023.

BGP.

Trung bình (0 Bình chọn)