Tăng cường quản lý, giám sát việc khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, đảm bảo điều kiện làm việc của người lao động

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn về việc tăng cường quản lý, giám sát việc khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, đảm bảo điều kiện làm việc của người lao động.
Ảnh minh họa.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung tăng cường công tác quản lý, giám sát việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ); tập trung đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về ATVSLĐ đến người sử dụng lao động, người lao động; triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 12/6/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới; Công văn số 2954/UBND-KGVX ngày 05/6/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý, tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ; Công văn số 2169/UBND-KGVX ngày 29/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý ATVSLĐ và chủ động phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp về chấp hành các quy định pháp luật về thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và đánh giá, phân loại điều kiện lao động, việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động (CNLĐ) tại doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Sở Xây dựng yêu cầu các chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công các công trình đang thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc việc khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho CNLĐ tại các công trình xây dựng. Thực hiện tốt công tác quản lý ATLĐ trong thi công xây dựng các công trình; quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ sử dụng trong thi công công trình theo quy định của Bộ Xây dựng. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho CNLĐ đối với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; kiểm tra ATLĐ tại các công trình xây dựng tầng hầm và tại các công trình cao tầng có lao động làm việc trên cao; khu vực lắp đặt vận hành máy móc, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ trong các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý.

Sở Công Thương tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng trên địa bàn tỉnh.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh các nội dung về khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, quan trắc môi trường lao động đảm bảo điều kiện làm việc của người lao động theo quy định của pháp luật.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp phối hợp với công đoàn cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát chủ sử dụng lao động việc thực hiện chính sách, pháp luật về khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho người lao động và việc thực hiện cấp phát trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho CNLĐ. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thực hiện nghiêm túc báo cáo định kỳ về ATVSLĐ và báo cáo tai nạn lao động theo quy định.

Liên đoàn Lao động tỉnh tăng cường tổ chức và chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ đảm bảo thiết thực, linh hoạt, kịp thời, đa dạng. Chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn các cấp và công đoàn cơ sở thực hiện quyền và trách nhiệm tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra, giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và thực hiện việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phân loại điều kiện lao động. Chủ động kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ theo quy định tại Điều 10 Luật ATVSLĐ.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND xã, phường, thị trấn nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phân loại điều kiện lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phân loại điều kiện lao động thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện ngay việc tự kiểm tra, rà soát lại việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ trong doanh nghiệp, trong đó tập trung đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng quy định việc khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và thực hiện việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phân loại điều kiện lao động. Phối hợp với công đoàn cơ sở cùng cấp thực hiện công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ tại đơn đơn vị mình.

Xem chi tiết Công văn tại đây./.

Diệu Hoa

Trung bình (0 Bình chọn)