Nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở trong việc đối thoại, thương lượng tập thể

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang vừa xây dựng Kế hoạch nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở trong việc đối thoại, thương lượng tập thể, ký và tổ chức thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp năm 2024.
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức đối thoại phù hợp.

Theo đó, Kế hoạch nhằm phát huy tối đa nội lực của tổ chức công đoàn, tăng cường vai trò của công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên hỗ trợ, đồng hành, hướng dẫn công đoàn cơ sở, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất và lượng trong đối thoại, thương lượng tập thể, ký và tổ chức thực hiện thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) tại doanh nghiệp; chú trọng thương lượng thang lương, bảng lương, quyền lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.

Kế hoạch đặt ra mục tiêu có từ 90% trở lên công đoàn cơ sở doanh nghiệp phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại tại nơi làm việc. 85% trở lên công đoàn cơ sở doanh nghiệp đủ điều kiện đại diện thương lượng tập thể, ký thỏa ước lao động tập thể.

Về đối thoại, tích cực tham gia đóng góp ý kiến, sửa đổi các dự thảo luật, các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và đối thoại tại nơi làm việc. Tập trung nâng cao số lượng, chất lượng hội nghị người lao động và đối thoại ở cơ sở. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, ý nghĩa, vai trò của đối thoại tới người lao động, người sử dụng lao động và các cấp công đoàn. Tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền đồng cấp ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các quy định về tổ chức hội nghị người lao động và đối thoại tại nơi làm việc; quan tâm các doanh nghiệp có đông lao động, quan hệ lao động phức tạp, đã từng xảy ra vi phạm pháp luật, tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức đối thoại phù hợp điều kiện của từng doanh nghiệp.

Về thương lượng tập thể, tích cực tham gia ý kiến sửa đổi các dự thảo văn bản pháp luật quy định về thương lượng tập thể, ký thỏa ước lao động tập thể. Nâng cao số lượng, chất lượng các bản TƯLĐTT tại doanh nghiệp: Tăng cường số lượng các bản TƯLĐTT được ký kết. Rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp đã thành lập CĐCS có từ 25 lao động trở lên, giao chỉ tiêu ký kết TƯLĐTT tới từng đơn vị. Những doanh nghiệp đang hoạt động, đã thành lập CĐCS nhưng chưa ký kết TƯLĐTT thì công đoàn cấp trên hỗ trợ thương lượng tập thể. Những doanh nghiệp đang hoạt động, chưa thành lập CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đại diện tổ chức thương lượng, ký TƯLĐTT khi có yêu cầu của người lao động.

Về ký và tổ chức thực hiện TƯLĐTT, thực hiện đúng quy trình về thương lượng tập thể, ký TƯLĐTT. Thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện TƯLĐTT của doanh nghiệp, kịp thời tổng hợp các kiến nghị của đoàn viên, người lao động để đề xuất, sửa đổi, bổ sung, ký lại, ký mới TƯLĐTT. Tập trung thực hiện có hiệu quả việc đánh giá, xếp loại chất lượng thương lượng tập thể, ký và thực hiện TƯLĐTT.

Bên cạnh đó, tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở các nội dung chuyên sâu về công tác đối thoại để hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở. Tổ chức tập huấn chuyên đề liên quan đến TƯLĐTT nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn các cấp về kiến thức, kỹ năng thương lượng, ký TƯLĐTT. Tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể, ký thỏa ước lao động tập thể điểm ở một số doanh nghiệp để rút kinh nghiệm từ thực tế.

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây.

Diệu Hoa

Trung bình (0 Bình chọn)