Nâng cao Chỉ số chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 2663/KH-UBND ngày 11/6/2022 về nâng cao Chỉ số chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang năm 2022 và các năm tiếp theo.

Kế hoạch nhằm đánh giá hiện trạng thực hiện chuyển đổi số hằng năm của tỉnh; thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các nghị quyết, kế hoạch của tỉnh Bắc Giang về chuyển đổi số hằng năm, giai đoạn 2021-2025 và nâng cao Chỉ số chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang.

Ảnh minh họa

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

Xây dựng chuyên trang cấp tỉnh về chuyển đổi số và cập nhật thông tin trung bình 01 lần/tuần; xây dựng chuyên mục về chuyển đổi số trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh và cập nhật tin, bài về chuyển đổi số ít nhất 20 tin, bài/năm.

Các cơ quan báo chí của tỉnh có chuyên mục riêng về chuyển đổi số; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có chuyên mục riêng về chuyển đổi số và tần suất phát sóng chuyên mục riêng về chuyển đổi số từ 01 lần/tuần; Hệ thống truyền thanh cơ sở có chuyên mục riêng về chuyển đổi số và tần suất phát sóng chuyên mục riêng về chuyển đổi số từ 01 lần/tuần.

Ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản, chính sách về chuyển đổi số

Xây dựng kế hoạch hành động hằng năm của tỉnh về chuyển đổi số; kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản mới nhất theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; ban hành chính sách tỷ lệ chi Ngân sách nhà nước tối thiểu hằng năm cho chuyển đổi số; ban hành chính sách thuê chuyên gia chuyển đổi số; ban hành chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT); ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số; ban hành văn bản định kỳ hằng năm nhắc nhở, chấn chỉnh quản lý chi cho chuyển đổi số.

Bổ sung chức năng nhiệm vụ của Sở Thông tin và Truyền thông phù hợp với nhiệm vụ mới theo chủ trương chuyển đổi số, xây dựng, triển khai hạ tầng số, công nghệ số, nền tảng số.

Các nền tảng số được triển khai đều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn; các nền tảng số dùng chung trên Trung tâm THDL của tỉnh: (1) Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP); (2) Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung; (3) Nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất toàn tỉnh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước; (4) Nền tảng họp trực tuyến; (5) Nền tảng giám sát trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước; (6) Nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp; (7) Nền tảng trợ lý ảo phục vụ công chức, viên chức.  Các nền tảng số được triển khai đều ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI).

Thực hiện phổ cập điện thoại thông minh giá rẻ cho người dân trên địa bàn tỉnh đảm bảo: 100% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 100% hộ gia đình có điện thoại thông minh; 100% hộ gia đình có kết nối internet băng rộng.

Bố trí đủ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, chuyển đổi số

Triển khai thành lập và tổ chức hoạt động các Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) đến cấp xã, cấp thôn; đảm bảo 100% các xã thành lập Tổ CNSCĐ, khuyến khích cấp thôn thành lập Tổ CNSCĐ.

Bố trí đủ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước để phục vụ triển khai chuyển đổi số.

Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số,  phổ cập kỹ năng số cơ bản cho người dân trên nền tảng OneTouch, tiển khai bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho người lao động trong độ tuổi lao động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông về chuyển đổi số (hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở).

Bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thực hiện cài đặt phòng, chống mã độc và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho 100% máy chủ và máy trạm của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường giám sát, phát hiện và xử lý các sự cố trong các cơ quan nhà nước; thực hiện xử lý, loại bỏ mã độc đối với các IP botnet được phát hiện, cảnh báo trong danh sách blacklist.

Xây dựng các phương án ứng cứu xử lý sự cố tấn công mạng cho các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước; tổ chức các cuộc diễn tập xử lý các sự cố tấn công mạng.

Xây dựng chuyên trang riêng về Chuyển đổi số

Hoạt động chính quyền số

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử đáp ứng yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật theo quy định và thực hiện chuyển đổi sang IPv6.

Triển khai Cổng dữ liệu mở đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

Hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh tạo thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.

Triển khai kênh số khác (ngoài Cổng Thông tin điện tử) phục vụ tương tác trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.

Tăng cường kết nối, chia sẻ các ứng dụng có dữ liệu dùng chung qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP). Đồng thời, đưa các dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) vào sử dụng chính thức tại tỉnh.

Nâng cao tỷ lệ DVCTT được điền sẵn thông tin; tỷ lệ DVCTT được cá thể hóa; tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến; tỷ lệ tài khoản của người dân doanh nghiệp có sử dụng DVCTT mức độ 3, mức độ 4; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng DVCTT. Triển khai các nền tảng dữ liệu dùng chung và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của chính quyền số.

Hoạt động kinh tế số

Nâng cao tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đảm bảo đạt tối thiểu 20% GRDP của tỉnh.

Thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông – CNTT), doanh nghiệp nền tảng số hoạt động trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số đạt tối thiểu 5%, doanh nghiệp nền tảng số đạt tối thiểu 10% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx đảm bảo đạt tối thiểu 10% số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh; sử dụng nền tảng số đạt tối thiểu 50% số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh;

Bảo đảm 80% số doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử trên địa bàn tỉnh; 100% doanh nghiệp sử dụng thuế điện tử

Đẩy mạnh các giao dịch trên sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn, đảm bảo tối thiểu 5% số lượng giao dịch trên tổng số bưu gửi chuyển phát hàng hóa qua Bưu điện Việt Nam và Viettel Post tại địa bàn.

Hoạt động xã hội số

Triển khai gắn địa chỉ số đến 100% các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh và phổ cập danh tính số/tài khoản định danh điện tử cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Triển khai cấp tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác cho người dân từ 15 tuổi trở lên đảm bảo tối thiểu 80% người dân được cấp trên tổng số người dân từ 15 tuổi trở lên.

Tại Kế hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh để triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây./.

Ngọc Thành

Trung bình (0 Bình chọn)