Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác: Nhà nước tôn vinh người tự nguyện hiến bộ phân cơ thể và hiến xác.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nhằm tạo hành lang pháp lý để các cơ sở y tế trong cả nước có điều kiện phục vụ tốt hơn cho bệnh nhân, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI (diễn ra từ ngày 17 tháng 10 đến 29 tháng 11 năm 2006 tại Hà Nội) đã thông qua Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ

Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác gồm 6 chương, 40 điều quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Trong đó, việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tuân thủ theo các nguyên tắc: vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học và không nhằm mục đích thương mại; Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép; Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của  mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo.

Luật cũng nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm là: lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người và lấy trộm xác; ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của  người không tự nguyện hiến; mua bán mô, bộ phận cơ thể người và mua bán xác; lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người và quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại; lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi; ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh; cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi 3 đời; tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chế não.

Để quản lý thống nhất trong cả nước việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, Nhà nước xác định một số chính sách đặc thù trong lĩnh vực này như: Tôn vinh người tự nguyện hiến bộ phận cơ thể người và người tự nguyện hiến xác; Chăm sóc sức khỏe cho người đã tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người; Hỗ trợ nguồn lực phục vụ nghiên cứu, nuôi cấy và ghép mô, bộ phận cơ thể người nhân tạo; Hỗ trợ việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, đào tạo, trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong việc lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người; Hỗ trợ việc thông tin tuyên truyền về hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác…

Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2007./.

Trung bình (0 Bình chọn)