Các ngân hàng trên địa bàn Bắc Giang triển khai Đề án “Mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ Kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015”.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngay sau khi UBND tỉnh có Quyết định số 86/2007/QĐ-UBND ngày 08/10/2007, phê duyệt Đề án “Mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015”, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã có kế

Mục tiêu Đề án đề ra đến năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 10.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 30%; tổng dư nợ đạt 11.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 28%. Đến năm 2015, tổng nguồn vốn huy động đạt 33.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 26%; tổng dư nợ đạt 31.800 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 24%.

Để đạt mục tiêu này, ngành ngân hàng đã đề ra 6 nhóm biện pháp trọng tâm bao gồm: Đẩy mạnh công tác huy động vốn, tập trung huy động tối đa các nguồn vốn tại chỗ, tranh thủ nguồn vốn điều hoà từ các ngân hàng thương mại cấp trên, từ các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước; Mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng; Tiếp tục đa dạng hoá các loại hình tổ chức tín dụng và tổ chức lại màng lưới giao dịch của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn; Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và đổi mới công tác đào tạo, bố trí cán bộ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ được giao; Nâng cao chất lượng công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, công tác kiểm soát nội bộ của các ngân hàng và đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong ngành ngân hàng; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là thông tin tuyên truyền về hội nhập của ngành ngân hàng…

Đặc biệt, để mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng, Đề án đã nêu rõ: đảm bảo tất cả các dự án, khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đều được vay vốn ngân hàng. Trong đó cần tập trung ưu tiên cho các chương trình thuộc các lĩnh vực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá; cho vay xoá đói giảm nghèo; xuất khẩu lao động; cho vay đối với đối tượng học sinh, sinh viên. Cùng với việc điều chỉnh giảm lãi suất, điều chỉnh thời hạn cho vay, sẽ áp dụng phương thức cho vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án, cho vay trả góp, cho vay qua thẻ tín dụng .v.v…

BBT [Nguồn: Quyết định số 86/2007/QĐ-UBND]

Trung bình (0 Bình chọn)