|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bánh coóc mò thường được dân tộc Tày, nhất là ở huyện vùng cao Sơn Động ưa thích trong ngày Tết Nguyên đán. Xưa, bánh được gọi là bánh sừng bò, vì có các góc nhọn trông giống sừng của con bò; nay gọi chệch là bánh coóc mò.


Bánh coóc mò được người dân tộc Tày ưa thích trong dịp Tết Nguyên đán.

Nguyên liệu làm bánh coóc mò gồm: Gạo nếp, lá ỏng (có thể thêm vài hạt lạc). Trước khi làm bánh phải chuẩn bị đủ nguyên liệu. Chọn gạo nếp cái hoa vàng sàng, sẩy kỹ, nhặt sạch thóc, sạn lẫn trong gạo. Cho gạo vào chậu nước vo, đãi sạch, vớt ra rá để róc nước. 

Bánh thường được gói bằng lá ỏng lấy trong rừng, hoặc lá mai. Sau khi lấy lá về, cắt cuống và đầu lá, lá dài khoảng 30-35 cm rửa sạch rồi  luộc qua cho mềm, dễ gói. Khi gói đặt hai lá gối lên nhau, hai tay cầm hai đầu lá vắt chéo vào nhau tạo thành hình chiếc phễu ngửa, dùng chén nhỏ múc gạo đổ vào cho đầy đến miệng lá. 

Khi gói, mỗi chiếc bánh khoảng 1,5 chén gạo như chén uống nước. Một tay giữ phần dưới để khỏi tuột gạo, một tay túm hai đầu lá chụm vào nhau gập xuống cho kín gạo, rồi bẻ lá sang một bên. Sau đó, dùng dây nứa hoặc lạt chẻ nhỏ buộc lại. Bánh có 4 góc, ba góc nhọn và một góc tù. Gói xong, cho bánh vào nồi  luộc khoảng 4 giờ đồng hồ  rồi vớt bánh ra để nguội. 

Bánh coóc mò dân dã, nhưng ẩn sau đó là biểu trưng sức mạnh của tình đoàn kết, luôn sát cánh bên nhau, là ước nguyện về một năm mới bội thu, sung túc của đồng bào dân tộc vùng cao.

Trung bình (0 Bình chọn)