Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sở Công Thương vừa ban hành Công văn về việc triển khai hiệu quả các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH).
Ảnh minh họa.

Theo đó, đề nghị Phòng Kinh tế thành phố, thị xã/Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện chỉ đạo, đôn đốc các chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC; thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống điện, hệ thống báo cháy, bố trí các công cụ, phương tiện phục vụ công tác chữa cháy… đảm bảo theo đúng quy định.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn phòng, chống cháy nổ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhất là các cơ sở có nguy cơ mất an toàn, cháy nổ cao như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, các cơ sở sản xuất và các công trình trọng điểm trong cụm công nghiệp… để kịp thời phát hiện, khắc phục những hạn chế, thiếu sót dẫn đến nguy cơ mất an toàn về cháy nổ.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ngành công thương quản lý tiếp tục duy trì, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác an toàn lao động và phòng, chống cháy nổ. Thực hiện nghiêm quy định về mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ theo quy định tại Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 và Nghị định số 97/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và tạo điều kiện cho người lao động tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nhằm trang bị kiến thức phòng ngừa, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn cho người lao động nhằm hạn chế thấp nhất vụ việc và thiệt hại do cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây ra. Ngăn chặn, kiềm chế các vụ cháy lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát, bảo trì hệ thống cung cấp điện, hệ thống báo cháy, các công cụ, phương tiện phục vụ công tác chữa cháy… tại khu vực sản xuất, kinh doanh để kịp thời sửa chữa, bổ sung, thay thế. Đặc biệt chú ý đến khu vực dây truyền sản xuất, khu vực đang sửa chữa, bảo trì có liên quan đến công đoạn hàn, cắt, kho hàng hóa, vật tư dễ cháy nổ (giấy, vải, xăng dầu, LPG, vật liệu nổ, hóa chất…).

Bố trí bảo vệ duy trì chế độ thường trực nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố ngay từ khi mới phát sinh giúp giảm thấp nhất thiệt hại khi xảy ra sự cố cháy nổ. Có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm tiết kiệm điện hiệu quả, đặc biệt là trong mùa cao điểm sử dụng điện.

* Xem chi tiết Công văn tại đây./.

Thảo My

Trung bình (0 Bình chọn)