Bắc Giang: Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang triển khai Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa.

Kế hoạch nhằm tuyên truyền, vận động để công nhân lao động (CNLĐ) tại doanh nghiệp hình thành thói quen tự học, tích cực học tập suốt đời; hỗ trợ, tạo điều kiện để CNLĐ tại các doanh nghiệp học tập nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, kỹ năng sống, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc; phấn đấu đạt danh hiệu “Công dân học tập”, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại.

Theo Kế hoạch, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025 đạt 70%, đến năm 2030 đạt 90% CNLĐ tại các doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến CNLĐ gắn với những nội dung lý luận về chức năng, nhiệm vụ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam; đến năm 2025 đạt 50%, đến năm 2030 đạt 80% CNLĐ tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 50%, đến năm 2030 đạt 75% CNLĐ tại các doanh nghiệp tham gia học tập các nội dung giáo dục kỹ năng sống; đến năm 2025 đạt 40%, đến năm 2030 đạt 65% CNLĐ tại các doanh nghiệp được phổ biến về công nghệ thông tin, công nghệ số.

Để đạt được mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra các giải pháp bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập. Đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến, đảm bảo phù hợp với điều kiện của CNLĐ, nhất là CNLĐ tại các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động và CNLĐ về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong nền kinh tế số, xã hội số thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, hệ thống thông tin cơ sở, các cơ sở giáo dục và các phương thức khác. Triển khai các biện pháp hỗ trợ CNLĐ được học tập thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời Công đoàn vận động, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho việc khuyến khích, hỗ trợ cho CNLĐ được tham gia học tập, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; tạo điều kiện tốt nhất để CNLĐ được tham gia học tập suốt đời.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời cho CNLĐ. Đa dạng hóa các hình thức học tập, phương thức học tập; đẩy mạnh đào tạo từ xa, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để đa dạng, linh hoạt trong đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề cho CNLĐ; gắn kết đào tạo nghề theo địa chỉ, đa dạng các hình thức đào tạo, khuyến khích phương thức tự học để giúp CNLĐ học tập, nâng cao trình độ tay nghề. Tổ chức các phong trào thi đua, cuộc vận động, các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy học tập suốt đời trong CNLĐ. Đẩy mạnh các cuộc vận động học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, pháp luật, kỹ năng sống trong CNLĐ; xây dựng, duy trì thói quen đọc sách và tự học, ý thức học tập suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân với thông điệp “Học tập suốt đời - cơ hội có việc làm bền vững”. Phát động thi đua học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp gắn với thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” trong CNLĐ. Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động học tập suốt đời cho CNLĐ.

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây./.

Diệu Hoa

Trung bình (0 Bình chọn)