Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Phấn đấu đến năm 2020, có 80% doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn có tổ chức Công đoàn Việt Nam; 75% công nhân, lao động trong các doanh nghiệp gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phấn đấu đến năm 2020, 75% công nhân, lao động trong các doanh nghiệp
gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam. Ảnh: BGP/Hải Huyền.

Đó là mục tiêu trong Chỉ thị đẩy mạnh phát triển tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp vừa được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang ban hành.

Để hoàn thành mục tiêu, Chỉ thị đã nêu rõ 4 nhiệm vụ, giải pháp, đó là các cấp ủy, tổ chức đảng trong tỉnh tăng cường lãnh đạo xây dựng tổ chức công đoàn Việt Nam trong các doanh nghiệp theo phương châm "Ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức công đoàn" hoạt động theo Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Trước mắt tập trung vào doanh nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp có đông công nhân, lao động và khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Tổ chức công đoàn các cấp đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, bám sát cơ sở; công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp phải đa dạng loại hình tập hợp công nhân; công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức khảo sát, nắm chắc các doanh nghiệp trên địa bàn đủ điều kiện nhưng chưa thành lập tổ chức công đoàn để xây dựng kế hoạch cụ thể và tích cực chuẩn bị, sớm thành lập tổ chức công đoàn theo quy định.

Các cấp chính quyền tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, dạy nghề và nguồn nhân lực địa phương đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động. Giúp đỡ, tạo điều kiện để doanh nghiệp thành lập tố chức công đoàn Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, công nhân lao động. Quan tâm đầu tư và huy động các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và giải quyết các vấn đề xã hội xung quanh các khu công nghiệp, ưu tiên nơi có đông công nhân lao động làm việc và sinh sống. Quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triền hạ tầng xã hội, nhất là nhà ở xã hội tại các khu công nghiệp theo quy định.

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp; chỉ đạo cơ quan chức năng định kỳ kiểm tra theo kế hoạch liên ngành, kịp thời nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường họp vi phạm, nhất là vi phạm quy định về lao động, tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và Luật Công đoàn,...

Phát huy vai trò của các hiệp hội, hội doanh nghiệp, hội doanh nhân trong việc tuyên truyền, phổ biến và động viên hội viên chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn. Tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp về thủ tục thành lập tổ chức công đoàn, về quan hệ phối hợp giữa chủ doanh nghiệp và tổ chức công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ cùng doanh nghiệp.

* Xem chi tiết Chỉ thị tại đây./.

Trung bình (0 Bình chọn)