Việt Nam thẳng tiến trên con đường tới thịnh vượng

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
(VietNamNet) - Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Pete Peterson nói rằng: “Tôi đã - đang là một trong những người ủng hộ Việt Nam nhiều nhất và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Việt Nam. Tôi mong muốn được là một nhân chứng và người tham gia quan trọng

Tôi quay lại Việt Nam lần đầu vào năm 1991 và hầu như không nhìn thấy biểu hiện của cải cách kinh tế, dường như đất nước và con người Việt Nam lúc đó đang trải qua một thời kỳ rất khó khăn.

Cảm quan bên ngoài là các phương pháp nông nghiệp rất thô sơ, người dân ăn mặc nghèo nàn và đơn điệu, trên đường phố chủ yếu là xe đạp, phải đến hàng nghìn chiếc, ô tô còn rất ít, chủ yếu là xe của cơ quan nhà nước hoặc quân đội. Khi đó còn chưa có trạm bán xăng nên xăng dầu được người ta bán từng lít trong các chai đựng nước uống hoặc từ các thùng đặt tại các điểm cơ yếu ở thành phố hoặc nông thôn. Các cửa hàng nhà nước với rất ít hàng hoá là nguồn cung cấp chủ yếu của tất cả mọi người.

Năm 1993, tôi trở lại Việt Nam trong vài ngày, đã được thấy những chuyển biến kinh tế đáng kể cho thấy Đổi mới đã bắt đầu có được những tác động như mong muốn. Xe đạp dần nhường chỗ cho xe máy, rất nhiều trong số này là xe của những lao động ở nước ngoài mới về tương đối khá giả, các chính sách Đổi mới đã đem lại cơ hội việc làm ở nước ngoài. Đã có dấu hiệu của đầu tư nước ngoài mới xuất hiện cùng với những biển hiệu nổi tiếng trên đường phố. Bản thân người vợ tương lai của tôi đã ở đây để thành lập một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam.

Đại sứ Peterson, một sĩ quan nghỉ hưu thuộc lực lượng không quân Mỹ, là vị đại sứ đầu tiên sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam từ năm 1997 đến 2001. Trước đó ông làm việc liền 3 khoá cho Quốc hội Mỹ. Hiện ông là Chủ tịch và nhà đồng sáng lập của Peterson International, Inc., một công ty tư vấn kinh doanh tư nhân; Là quản lý cao cấp của Stonebridge Internatinonal, LLC, một công ty tư vấn toàn cầu có trụ sở tại Washington, DC. Ông cũng là chủ tịch và nhà đồng sáng lập của Liên minh vì sự an toàn của trẻ em (TASC), một quỹ tài trợ ngăn chặn thương tật trẻ em toàn cầu. Ông vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với Việt Nam thông qua công tác tư vấn kinh doanh, vai trò chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ- Việt và qua các công tác từ thiện của quỹ TASC.

Năm 1997 tôi tiếp tục trở lại Việt Nam với vai trò Đại sứ của Mỹ. Đường phố lúc bấy giờ đã đông chặt xe máy (tôi cũng mua một chiếc vài ngày sau khi đến), có nhiều dấu hiệu của các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và đầy phố là những hàng hoá mà tôi chưa từng nhìn thấy trước đó. Nhưng bản tôi vẫn thấy nhịp độ của quá trình đổi mới chậm: Môi trường kinh doanh chưa rõ ràng, hệ thống hành chính cồng kềnh. Việt Nam đã quá thận trọng khi đi đến các quyết định quan trọng như cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, hay việc cấp phép kinh doanh và loại bỏ các rào cản thương mại.

Cơ hội bị bỏ lỡ

Năm 1997, khủng hoảng kinh tế diễn ra ở Châu Á. Trong khi nhiều nước láng giềng phải chịu những biến động kinh tế nặng nề thì Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng trừ việc giảm lượng xuất khẩu trong khu vực. Khác với các nước châu Á láng giềng, nền kinh tế của Việt Nam chưa bị phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài do vậy khi đầu tư nước ngoài bị cạn kiệt trong thời gian đó thì nó không phải là một thảm hoạ tức thì đối với Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng nếu vào thời điểm đó Việt Nam tăng tốc quá trình đổi mới và tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn hơn thì Việt Nam đã có thể ở một vị trí tốt hơn, bởi người ta thấy rằng khi đó Việt Nam là một trong những nước ổn định về kinh tế và chính trị trong khu vực. Tiếc rằng chính cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á đã khiến Việt Nam thận trọng hơn, không tạo ra được một môi trường kinh doanh mở và thân thiện để tận dụng được lợi từ sự rút lui của FDI xảy ra ở các nơi khác trong khu vực. Tôi cho rằng đây là một cơ hội bị bỏ lỡ.

Sự ưu đãi của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam đã bắt đầu giảm vào giữa năm 1997. Mặc dù Việt Nam trước đó đã từng là “tâm điểm của tháng” đối với các nhà đầu tư quốc tế, nhưng họ đã bắt đầu chán với các thủ tục cấp phép kéo dài, tốn kém và quan trọng nhất là thiếu một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, mạch lạc để quay lại đầu tư.

Việc cần làm sau 2 thập kỷ đổi mới

Theo tôi, đặc trưng chính trị quan trọng nhất của đổi mới là đã đem lại cho Việt Nam một lộ trình để vững vàng đưa đất nước gia nhập nền kinh tế quốc tế và đồng thời trở thành một người đáng nể trong cộng đồng ngoại giao quốc tế. Vậy với thành công chung của chính sách đổi mới trong 2 thập kỷ qua thì từ đây Việt Nam nên làm gì?

Trước hết, việc tự do hoá kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam phải được tiếp tục với nhịp độ bằng hoặc hơn những gì có trong 2 thập kỷ qua. Càng tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước càng tốt, nỗ lực này là bước đầu tiên để giải phóng các bộ khỏi gánh nặng. Các bộ về cơ bản cần phải được cấp ngân sách từ ngân khố nhà nước để đảm bảo tính minh bạch và độc lập hợp lý. Rõ ràng là việc tư nhân hoá phải được diễn ra trước khi một nền kinh tế thị trường thực sự có thể được xây dựng và với việc Việt Nam gia nhập WTO thì áp lực đẩy nhanh tư nhân hoá sẽ còn tăng lên.

"Chính sách Đổi mới là một thành tựu lớn - tôi nhất trí với đánh giá đó, nhưng Đổi mới đã có thể đem lại những thắng lợi về mặt kinh tế lớn hơn nhiều trong một khoảng thời gian ngắn hơn nếu đưa ra chính sách một cách quyết liệt với tầm nhìn rộng hơn", Ngài Pete Peterson.

Các thể chế tố tụng và tài chính cần tiếp tục củng cố để đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển ngày càng phức tạp. Các đối tác thương mại và nhà đầu tư mới sẽ đòi hỏi những chuẩn mực quốc tế chặt chẽ trước khi cam kết vào Việt Nam. Hệ thống pháp luật cần củng cố mạnh mẽ thông qua sự trao quyền cho bộ máy tư pháp và phát triển một hệ thống trọng tài hiệu quả.

Lạm phát sẽ trở thành nhân tố tiêu cực trong nền kinh tế nếu không được kiểm soát. Các mức lương đang tăng lên, điều này đúng do năng suất trung bình của người lao động Việt Nam tăng nhưng giá bất động sản tăng vùn vụt, giá hàng hoá cũng tăng nhanh đã làm cho Việt Nam trở thành một trong những nơi đắt đỏ để sinh sống và kinh doanh tại Châu Á (ít nhất nếu bạn là người nước ngoài), cái tiếng đó nếu không được ngăn lại sẽ có thể tác hại đối với triển vọng đầu tư tương lai và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước láng giềng của mình
Trung bình (0 Bình chọn)