Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phê duyệt  Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chương trình đặt ra mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.

Trong đó, hướng tới năm 2025 sẽ có 100% thư viện công lập có vai trò quan trọng được phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác; 100% thư viện có vai trò quan trọng có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến, tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa; 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do các thư viện có vai trò quan trọng thu thập và quản lý được số hóa; 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học thu thập và quản lý được số hóa; 100% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại; 60% số thư viện trong cả nước trở lên được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý.

Định hướng đến năm 2030, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc.

Chương trình cũng đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp: 1 - Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền; 2-Hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật; 3- Hoàn thiện và phát triển hạ tầng số của ngành thư viện; 4- Phát triển dữ liệu số ngành thư viện; 5- Xây dựng và phát triển nền tảng số; 6- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng; 7- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 8- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Trong đó, Chương trình tập trung xây dựng, tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL), trao đổi tài nguyên thông tin số giữa các thư viện trong cả nước và nước ngoài; hợp tác trong bổ sung, chia sẻ, dùng chung CSDL hoặc quyền truy cập tài nguyên thông tin số; Cung cấp dịch vụ trực tuyến hỗ trợ học tập, nghiên cứu và giải trí cho người dân.

Phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh (điện thoại di động, máy tính bảng,...) để cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, xây dựng dữ liệu mở để người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng cùng tham gia, góp phần xây dựng hệ sinh thái dữ liệu mở về thư viện và mạng thông tin thư viện quốc gia, góp phần xây dựng thành phố thông minh và xây dựng xã hội học tập.

Thực hiện: Thanh Hoa-vhxh

 

 

Bản đồ xã An Thượng Bản đồ xã An Thượng

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13,769
Tổng số trong ngày: 29
Tổng số trong tuần: 370
Tổng số trong tháng: 1,275
Tổng số trong năm: 9,963
Tổng số truy cập: 20,089