Truy cập nội dung luôn

Tình hình dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp phòng chống dịch

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Tình hình dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp phòng chống dịch

Trong thời gian qua tình hình dịch bệnh trên đàn lợn diễn biến hết sức phức tạp, tính đến ngày 23/5/2019 tình hình lợn ốm, lợn chết đã diễn ra tại 23 xã, thị trấn, 149 thôn, 680 hộ chăn nuôi. Tổng số lợn phải chôn tiêu hủy là 7.780 con với trọng lượng trên 4000 tấn. Trước tình hình trên chủ tịch UBND huyện ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 17/5/2019 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Lạng Giang. Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 14/5/2019 thực hiện đợt cao điểm phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện.

Theo đó, chủ tịch UBND huyện yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn thực hiện ngay một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ- KTNN: Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh chung trên địa bàn toàn huyện; hướng dẫn, đôn đốc UBND xã, thị trấn thực hiện tốt công tác xử lý, chôn hủy xác lợn bị dịch bệnh, phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn thiết lập hồ sơ hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo quy định và giám sát việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Phân công cán bộ phụ trách địa bàn; tăng cường phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ - KTNN huyện và UBND các xã, thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi. Thiết lập đường dây nóng, thông tin rộng rãi đến các hộ chăn nuôi để kịp thời nắm bắt thông tin khi người dân báo có dịch bệnh. Trung tâm Dịch vụ - KTNN trên cơ sở nguồn hóa chất hỗ trợ của tỉnh, huyện để triển khai hỗ trợ cho các xã thực hiện tiêu độc khử trùng đạt hiệu quả cao; hoàn thiện thủ tục thanh quyết toán kinh phí thực hiện. Chủ động đề xuất thêm nguồn hóa chất căn cứ vào tình hình thực tế diễn biến của Dịch tả lợn Châu phi và việc sử dụng hóa chất của các xã. Phân công cán bộ phụ trách từng xã, kịp thời về kiểm tra, xác minh dịch bệnh khi có thông tin báo cáo của các xã, các hộ chăn nuôi về lợn chết và tổ chức xác định khối lượng, hướng dẫn tiến hành tiêu hủy theo quy định. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT về tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện theo quy định. Theo dõi diễn biến nắm sát tình hình, chủ động phối hợp với Phòng Tài Chính - Kế hoạch đề xuất kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi.

 Đội quản lý trật tư giao thông, xây dựng và môi trường: Phối hợp các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp, hành vi của tổ chức, cá nhân vứt lợn chết ra môi trường dòng kênh, khu vực công cộng. Kịp thời thông tin đến các xã, thị trấn tại khu vực phát hiện lợn chết chưa được xử lý để tổ chức thu gom, xử lý theo quy định.

Đội Quản lý thị trường số 8:Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh, buôn bán lợn, các sản phẩm từ lợn, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y trên địa bàn; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu bố trí kinh phí kịp thời cho công tác phòng, chống dịch Dịch tả lợn Châu Phi và hướng dẫn các thủ tục thanh quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Phòng Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền người dân không vứt lợn chết, sản phẩm từ lợn nghi mắc bệnh ra môi trường công cộng, kênh mương, sông, hồ. Phối hợp kiểm tra, chỉ đạo xử lý các trường hợp tổ chức cá nhân vứt lợn chết, sản phẩm từ lợn nghi mắc bệnh ra môi trường; tăng cường lực lượng thường xuyên, kịp thời chỉ đạo xử lý ngay khi phát hiện các trường hợp lợn vứt ra môi trường công cộng đặc biệt tại các dòng kênh mương, sông, hồ.

Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Thông tin: Tăng cường thời lượng tuyên truyền hàng ngày về Dịch tả lợn Châu Phi, diễn biến tình hình bệnh dịch và các biện pháp phòng, chống hiệu quả, tuyên truyền để người dân sử dụng thịt lợn an toàn, tránh gây hoang mang trong nhân dân. Tuyên truyền người chăn nuôi về chính sách hỗ trợ của nhà nước theo quy định để người dân biết, kịp thời thông tin đến các cấp chính quyền khi có lợn chết, không vứt lợn chết ra môi trường công cộng, kênh mương.

UBND các xã, thị trấn: Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch bệnh cấp xã, xác định rõ trách nhiệm của từng đồng chí thành viên ban chỉ đạo phụ trách từng thôn. Thành lập tổ công tác giúp xử lý, tiêu hủy lợn chết trong các trường hợp được cơ quan chuyên môn tỉnh, huyện xác định triệu chứng nghi mắc bệnh Dịch tả lợn châu phi và các dịch bệnh nguy hiểm khác buộc phải tiến hành tiêu hủy. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi tích cực tham gia phòng, chống dịch bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả; tăng cường xử lý chuồng trại chăn nuôi; kịp thời thông tin khi có lợn chết, phối hợp cơ quan chuyên môn tổ chức chôn tiêu hủy lợn chết theo quy định; không vứt lợn chết ra môi trường công cộng, kênh mương. Triển khai có hiệu quả tháng cao điểm về phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn toàn xã theo đúng chỉ đạo của UBND huyện. Thường xuyên phân công cán bộ kiểm tra trên các hệ thống kênh mương, khu vực công cộng, đường giao thông để kịp thời tổ chức thu gom, xử lý xác lợn chết về địa điểm chôn tiêu hủy theo quy định. Chủ động cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo hỗ trợ cho công tác tiêu độc khử trùng, mua hóa chất, hỗ trợ công tác chỉ đạo, thành phần tham gia tiêu hủy và các nội dung khác theo quy định. Báo cáo tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và dịch bệnh trên đàn vật nuôi, hàng ngày về cơ quan thường trực là Phòng Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng HĐND-UBND để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND huyện theo quy định.

 

 

Dương Hằng 

Thứ tư, 12 Tháng 06 Năm 2024

Video Video

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 11,576
Tổng số trong ngày: 75
Tổng số trong tuần: 3,990
Tổng số trong tháng: 12,729
Tổng số trong năm: 72,931
Tổng số truy cập: 167,414