Thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 14/11/2011, Bộ Y Tế ban hành Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thông tư 41/2011/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012
Thông tư 41/2011/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012

Thông tư này hướng dẫn việc cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; xác nhận quá trình thực hành; tiêu chí để công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức việc cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: điều kiện cụ thể cấp giấy phép hoạt động đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức việc cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư được áp dụng đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi toàn quốc, trừ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

Theo đó, một người hành nghề chỉ được đăng ký chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có thể kiêm nhiệm làm lãnh đạo của một khoa hoặc phòng hoặc phụ trách bộ phận chuyên môn trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Việc đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải được thực hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung: địa điểm hành nghề, thời gian hành nghề, và vị trí chuyên môn. Để được cấp giấy phép hoạt động, về quy mô, bệnh viện đa khoa phải có ít nhất 30 giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt sử dụng kỹ thuật cao phải có ít nhất 10 giường bệnh.

Về cơ sở vật chất, các bệnh viện phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên; mặt trước bệnh viện phải đạt ít nhất 10m; bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh. Ngoài ra, các bệnh viện phải có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà bệnh viện đăng ký; có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện; số lượng nhân viên hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số nhân viên hành nghề trong khoa…

Thông tư còn quy định cụ thể về điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám đa khoa, chuyên khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền, nhà hộ sinh, phòng xét nghiệm, trạm y tế xã…

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012; bãi bỏ Thông tư số 07/2007/TT - BYT ngày 25/05/2007 hướng dẫn hành nghề y, y học cổ truyền và thiết bị y tế y tế tư nhân./.

* Xem chi tiết Thông tư 41/2011/TT-BYT tại đây./.

Trung bình (0 Bình chọn)