Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định về thi đua, khen thưởng

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 24/02/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 01/2024/TT-BNV quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng 2022 và Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng 2022.
Ảnh minh họa

Thông tư gồm 10 điều, có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2024 quy định, hướng dẫn cụ thể Luật, Nghị định 98 ở các nội dung: Quy định chung về thi đua, khen thưởng, Hình thức tổ chức thi đua; Nội dung tổ chức phong trào thi đua; Triển khai tổ chức phong trào thi đua; Việc tặng Cờ thi đua, Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với các tập thể tham gia cụm thi đua, khối thi đua; Khen thưởng cá nhân, tập thể thuộc cơ quan đảng, đoàn thể; các hội ở trung ương và địa phương; Hội đồng nhân dân các cấp; các tổ chức tôn giáo. Về công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến; hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng; cấp phát, cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng; chuẩn bị hiện vật khen thưởng và nhiệm vụ thi đua, khen thưởng khác.

Trong đó, một số điểm mới của Luật, Nghị định, Thông tư quy định về công tác thi đua khen thưởng so với Luật, Nghị định, Thông tư cũ đó là:

Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong công tác thi đua, khen thưởng; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng (giảm số lượng hồ sơ phải nộp, gửi hồ sơ qua mạng…).

Thể hiện rõ nguyên tắc thành tích đến đâu, khen đến đó và đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được để khắc phục tình trạng khen thưởng “tích lũy thành tích, cộng dồn thành tích” trước đây.

Đưa phong trào thi đua hướng về cơ sở, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, thiết thực, gắn với lợi ích của người trực tiếp tham gia thi đua, hạn chế tính hình thức.

Chú trọng khen thưởng tập thể ở cơ sở, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ…; quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân; giải quyết vướng mắc trong tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (so với văn bản cũ).

Bổ sung hình thức khen thưởng kháng chiến “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Xem chi tiết Thông tư tại đây./.

Trần Thắng - PNC

Trung bình (0 Bình chọn)