5 tiêu chí bổ nhiệm người quản lý DN do nhà nước làm chủ sở hữu

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 01/08/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2011/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ

Nghị định này cũng áp dụng đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Nghị định này cũng áp dụng đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Ảnh minh họa).

Theo đó, Nghị định quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; điều động, luân chuyển; cử người đại diện; từ chức, miễn nhiệm; thôi làm đại diện; đánh giá; bồi dưỡng kiến thức; khen thưởng; kỷ luật; thôi việc, nghỉ hưu và quản lý hồ sơ đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Áp dụng đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; thành viên hội đồng thành viên; kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng. Người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.  Nghị định này cũng áp dụng đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Người được bổ nhiệm làm quản lý doanh nghiệp phải đạt 05 tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm là: Đạt tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ, chức danh được bổ nhiệm theo quy định của Luật Doanh nghiệp và của cơ quan có thẩm quyền; có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng; trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định; có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao và không thuộc trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, chức danh theo quy định.

Ngoài các điều kiện nêu trên, việc bổ nhiệm kiểm soát viên còn phải tuân theo quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. Thời hạn bổ nhiệm không quá 05 năm; đối với chức danh kiểm soát viên, thời hạn bổ nhiệm không quá 03 năm.

Người quản lý doanh nghiệp hết thời hạn giữ chức vụ, chức danh được cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại khi đạt các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm nêu trên; hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp; không trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử và không trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật từ khiển trách trở lên.

Cũng theo Nghị định này, người đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí chức danh được cử làm đại diện; có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật và không thuộc trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, chức danh.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/09/2011.

* Xem chi tiết Nghị định số 66/2011/NĐ-CP tại đây./.

Trung bình (0 Bình chọn)